“Cơi nới” cảng biển

07:02 | 21/03/2021

181 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Siêu cảng” Gemalink vừa được đưa vào hoạt động gia tăng sức cạnh tranh tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải và vấn đề chiến lược phát triển cảng biển lại thêm nhiều câu hỏi lớn.

Giai đoạn 1 cảng Gemalink tại TX Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa chính thức đưa vào khai thác với năng lực xếp dỡ lên đến 1,5 triệu Teus/năm.

Mặc dù một số đại diện cảng ở khu vực Cái Mép - Thị Vải bày tỏ, cảng Gemalink ra đời với lợi thế luồng sâu các bến cảng TCIT, TCTT (Tân Cảng Sài Gòn đang khai thác) và các bến SSIT, CMIT tại Cái Mép - Thị Vải có thể đối diện với nguy cơ “tuột tay” nhiều tuyến dịch vụ.

Cảng quốc tế Gemalink đưa vào khai thác nâng tổng công suất xếp dỡ container khu bến cảng CM-TV lên 8,3 triệu Teus.
Cảng quốc tế Gemalink đưa vào khai thác nâng tổng công suất xếp dỡ container khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải lên 8,3 triệu Teus.

Tuy nhiên theo Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam Hồ Kim Lân, bến cảng Gemalink đưa vào khai thác nâng tổng công suất xếp dỡ container khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải lên 8,3 triệu Teus. Như vậy, sản lượng thông qua 7,55 triệu Teu năm 2020 đã đạt gần 91% công suất thiết kế các bến cảng.

Với tốc độ phát triển 18% mỗi năm như hiện nay, chủ yếu là hàng đi tuyến xa, sử dụng tàu lớn, chỉ cần 3 năm nữa là lượng hàng qua cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng gấp đôi. Nghĩa là, nguy cơ quá tải cung cầu cảng biển cho tàu lớn tại Cái Mép - Thị Vải đã hiện hữu. Thực trạng đó đòi hỏi quy hoạch hệ thống cảng biển nước sâu của Việt Nam phải có một kế hoạch tổng thể, phát triển theo hệ thống quy mô lớn thay vì làm theo kiểu cơi nới ngắn hạn.

Cụm cảng CM-TV không phải chỉ cạnh tranh với các cảng biển trong nước mà phải cạnh tranh được với các cảng quốc tế (như hệ thống cảng Singapore) để làm hàng trung chuyển. Tuy nhiên, hiện nay hạ tầng kết nối cảng chưa được đầu tư đồng bộ, dịch vụ logistics không có?

Theo Diễn đàn doanh nghiệp