CO2 trong khí quyển lại phá kỷ lục
Các đợt phong tỏa do dịch Covid-19 đã cắt giảm lượng khí thải của nhiều chất ô nhiễm và khí nhà kính như CO2. Nhưng bất kỳ tác động nào đến nồng độ CO2 - kết quả của tích lũy phát thải trong quá khứ và hiện tại - trên thực tế không lớn hơn mức dao động tính theo năm trong chu kỳ carbon và sự biến đổi tự nhiên cao trong các bể chứa carbon như thảm thực vật.
![]() |
Nước Nga đã chuẩn bị Chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2050 gắn với giảm phát thải khí nhà kính |
Kể từ năm 1990, đã có một mức tăng 45% tổng lực bức xạ - hiệu ứng ấm lên của khí hậu - do khí nhà kính đã tồn tại lâu dài, với CO2 chiếm 4/5 trong số này. Nồng độ CO2 chứng kiến một sự tăng trưởng khác trong năm 2019 và mức trung bình hàng năm trên toàn cầu đã vi phạm ngưỡng quan trọng 410 phần triệu (ppm), theo Bản tin khí nhà kính WMO. Sự gia tăng đó đã tiếp tục vào năm 2020.
Giáo sư Tổng thư ký WMO Petteri Taalas cho biết: “CO2 tồn tại trong khí quyển hàng thế kỷ và trong đại dương thậm chí lâu hơn. Lần cuối cùng Trái đất có nồng độ CO2 tương đương là cách đây 3-5 triệu năm, khi nhiệt độ ấm hơn 2-3°C và mực nước biển cao hơn hiện tại 10-20 mét. Nhưng trên trái đất khi đó không có 7,7 tỷ dân. Chúng ta đã vi phạm ngưỡng toàn cầu là 400 ppm vào năm 2015. Và chỉ 4 năm sau, chúng ta đã vượt qua 410 ppm. Tốc độ gia tăng như vậy là chưa từng thấy trong lịch sử của các kỷ lục. Sự sụt giảm lượng khí thải liên quan đến các đợt phong tỏa chỉ là một đốm sáng nhỏ trên đồ thị dài hạn. Chúng ta cần phải làm phẳng đường cong một cách bền vững”.
“Đại dịch Covid-19 không phải là giải pháp cho biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nó cung cấp cho chúng ta một nền tảng cho hành động khí hậu bền vững và đầy tham vọng hơn để giảm lượng khí thải về 0 thông qua việc chuyển đổi hoàn toàn các hệ thống công nghiệp, năng lượng và giao thông của chúng ta. Những thay đổi cần thiết là khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật và sẽ chỉ ảnh hưởng nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều quốc gia và các công ty đã cam kết trung lập carbon,” ông Petteri Taalas nói.
Trong thập kỷ trước, khoảng 44% CO2 vẫn còn trong khí quyển, trong khi 23% được hấp thụ bởi đại dương và 29% từ đất liền, với 4% không được phân bổ. Phát thải do đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng, phá rừng và các hoạt động thay đổi sử dụng đất khác đã đẩy CO2 trong khí quyển năm 2019 tăng lên 148% so với 278 ppm ở giai đoạn tiền công nghiệp.
Dự án Carbon toàn cầu ước tính rằng trong giai đoạn phong tỏa căng thẳng nhất, lượng khí thải CO2 hàng ngày có thể đã giảm tới 17% trên toàn cầu do dân số bị cấm hoạt động. Do thời hạn và mức độ nghiêm trọng của các biện pháp phong tỏa vẫn chưa được xác định rõ ràng, dự đoán về tổng mức giảm phát thải hàng năm đến năm 2020 là rất không chắc chắn.
P.V
Nông nghiệp có thể khiến biến đổi khí hậu trầm trọng hơn Mô phỏng của các nhà khoa học tại Đại học Oxford cho thấy chỉ riêng hệ thống nông nghiệp sẽ tạo ra đủ lượng khí nhà kính làm cho Trái đất ấm lên trên mục tiêu 1,5 độ C theo Hiệp định Paris vào khoảng giữa năm 2051 và 2063. |
Hà Nội phấn đấu giảm 15% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 Thành ủy Hà Nội phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045... |
Sẽ có khoảng 3,5 tỷ người không thể sống nổi trong nắng nóng Mới đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và châu Âu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, đã dự đoán nếu phát thải khí nhà kính không giảm xuống thì 1/3 dân số thế giới phải sống tại những nơi nóng như trên sa mạc Sahara. |
-
Việt Nam đang từng bước làm chủ và phát triển ngành công nghiệp hạt nhân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy phát triển bền vững
-
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi gắm kỳ vọng vào thế hệ trẻ trong chuyến thăm các trường Hà Nội
-
Lộ trình sáp nhập TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương
-
Bảo đảm thống nhất, không bỏ sót quyền hạn của địa phương