Chiến tranh tại Ukraine tác hại đến kinh tế EU như thế nào?
![]() |
Cái giá này có thể sẽ còn tiếp tục tăng thêm, tuỳ theo cường độ và độ dài của cuộc xung đột. Chuyên gia nhấn mạnh là “sự trở lại của chiến tranh buộc các lãnh đạo châu Âu phải can thiệp nhiều hơn vào kinh tế. Hiện tại chưa phải là một nền kinh tế chiến tranh. Nhưng từ đây đến đó không xa”.
Châu Âu phải sẵn sàng đầu tư thêm hàng trăm tỉ đô la trong hoàn cảnh mới. Hai thách thức nhãn tiền về mặt kinh tế với EU. Thứ nhất là hỗ trợ các gia đình nghèo, giữ giá năng lượng, không để giá tăng vọt làm đảo lộn cuộc sống. Và thứ hai là nhanh chóng thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch của Nga, mà hiện mỗi năm mang lại cho Nga khoảng 400 tỉ euro (theo số liệu 2019).
Theo chuyên gia Jean Pisani-Ferry, EU cần có kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng năng lượng, để chuyển sang tiếp nhận năng lượng đến từ các nguồn khác ngoài Nga, tổng đầu tư ước tính 75 tỉ euro.
Bên cạnh đó việc tiếp nhận người tị nạn từ Ukraine cũng đòi hỏi một số tiền khổng lồ. Nếu căn cứ theo cách tính của nước Đức, việc tiếp nhận người tị nạn trong cuộc khủng hoảng này có thể tiêu tốn ít nhất 30 tỉ euro. Để bảo vệ Ukraine, EU cũng phải đầu tư cho quân đội Ukraine khoảng 20 tỉ euro trong năm nay, và khoảng 70 tỉ euro hàng năm, những năm tiếp theo.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước
-
Chuyến thăm 4 nước của Tổng Bí thư tạo thêm động lực và nguồn cảm hứng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới