Bộ Công Thương xin ý kiến về dự thảo Quy hoạch điện VIII

18:52 | 23/02/2021

213 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các bộ, ngành đang lấy ý kiến các bộ ngành liên quan với dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).

Theo nội dung dự thảo Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), định hướng và chủ trương của Đảng và Nhà nước là điện phải đi trước một bước, làm nguồn động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao tiềm lực an ninh quốc phòng.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hạ tầng cung cấp điện có sự phát triển mạnh mẽ, là điều kiện quan trọng cho việc bảo đảm an ninh cung ứng điện. Đưa điện lưới quốc gia tới hầu hết mọi miền của đất nước, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên cương, hải đảo. Chưa kể đến việc bảo đảm duy trì ổn định hệ thống, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải có nhiều giải pháp quyết liệt.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII về cơ cấu nguồn điện cho thấy, sự khuyến khích phát triển mạnh mẽ nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) (ngoài thủy điện), từ khoảng 13% năm 2020 lên tới gần 30% năm 2030 và 44% năm 2045. Đây là xu hướng phù hợp với sự phát triển của trên thế giới.

Bộ Công Thương xin ý kiến về dự thảo Quy hoạch điện VIII
Ảnh minh họa.

Về hệ thống truyền tải điện, Quy hoạch điện VIII cho rằng, cần xây dựng hệ thống truyền tải điện 500kV để truyền tải điện từ các trung tâm nguồn điện lớn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ về các trung tâm phụ tải lớn của Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh và đồng bằng Sông Hồng. Tăng cường lưới điện truyền tải liên kết để hỗ trợ truyền tải công suất liên miền Bắc - Trung - Nam.

Vấn đề truyền tải điện bằng đường dây một chiều cũng đã được đặt ra và nghiên cứu, xem xét trong Quy hoạch điện VIII. Theo đó, giai đoạn 2021-2030 cần xây dựng thêm tổng cộng khoảng 86 GVA công suất trạm 500kV và gần 13.000 km ĐZ, giai đoạn 2031-2045 cần xây dựng thêm khoảng 103 GVA công suất trạm 500kV và gần 6.000 km ĐZ. Lưới điện 220kV tương ứng cần xây dựng 95 GVA, gần 21.000 km ĐZ và 108 GVA, hơn 4.000 km ĐZ. Với chương trình phát triển lưới điện này, lưới điện của Việt Nam sơ bộ đáp ứng được tiêu chí N-1 đối với cung cấp điện cho các phụ tải, tiêu chí N-2 đối với các phụ tải đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng lưới điện thông minh, áp dụng công nghệ 4.0 trong truyền tải điện cũng được nghiên cứu, tính toán và đề xuất trong quy hoạch điện.

Tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 khoảng 128,3 tỷ USD, trong đó cho nguồn điện là 95,4 tỷ USD, cho lưới điện khoảng 32,9 tỷ USD.

Việc xin ý kiến của Bộ Công Thương là để có cơ sở báo cáo, trình Hội đồng thẩm định Đề án Quy hoạch điện VIII xem xét, có ý kiến trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Thời gian đóng góp cho Dự thảo dự kiến trước ngày 17/3/2021.

Xuân Hinh

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps