Bộ Công Thương nỗ lực ổn định thị trường xăng dầu
Trong tháng 2/2022, trước tình hình sản xuất trong nước có những bất ổn, Bộ Công Thương đã cân đối tổng nguồn cung xăng dầu và thực hiện việc phân giao nhập khẩu bổ sung xăng dầu trong quý II cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.
![]() |
Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết cung ứng xăng dầu. |
Trong tháng 10, để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong quý IV, Bộ Công Thương đã họp với họp với Hiệp hội xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu và phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu quý IV năm 2022. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã nỗ lực nhập khẩu và mua từ nguồn sản xuất trong nước để cung cấp xăng dầu cho thị trường nên về cơ bản việc cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước vẫn được bảo đảm.
Trong thẩm quyền và trách nhiệm của mình, Bộ Công Thương đã thực hiện các biện pháp sau để bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường. Đơn cử như phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Tài Chính điều hành giá xăng dầu, chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối hỗ trợ để điều phối nguồn hàng, tăng cường cung ứng xăng dầu tại một số địa phương có hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ...
Chỉ đạo các nhà máy sản xuất xăng dầu trong nước có các biện pháp hỗ trợ việc giao hàng nhanh cho doanh nghiệp đã đặt mua hàng theo các hợp đồng đã ký, sử dụng nguồn hàng dự trữ để hỗ trợ cung ứng cho các đầu mối (không có hợp đồng dài hạn với nhà máy) bán hàng tại các khu vực bị thiếu cục bộ để kịp thời bổ sung nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ; Điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng lượng sản xuất xăng để cung ứng cho thị trường trong nước.
Bộ Công Thương cũng tiến hành đánh giá thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu 9 tháng đầu năm 2022 và phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu quý IV năm 2022 để bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước. Trong đó, tổ chức họp với doanh nghiệp đầu mối sản xuất, kinh doanh xăng dầu để bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh và bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
Đồng thời chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường trên toàn quốc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Công điện số 517/CĐ-BCT ngày 28/01/2022 của Bộ Công Thương, đặc biệt kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới. Đồng thời sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách hiệu quả và linh hoạt nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.
Từ đầu năm 2022 đến nay, nhằm hỗ trợ cho đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, góp phần bình ổn thị trường, kiểm soát lạm phát, trong công tác điều hành giá xăng dầu (khi giá xăng dầu thế giới tăng cao), Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (với mức chi sử dụng từ 33 - 1.500 đồng/lít tùy loại) để bình ổn giá xăng dầu trong nước, điều chỉnh giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới.
Có thể thấy rằng, sau một thời gian ngắn để xảy ra hiện tượng đứt gãy cung ứng xăng dầu tại một số địa phương. Bộ Công Thương đã nỗ lực phối hợp với các bộ, ngành, đặc biệt với sự vào cuộc của Bộ Công an để lập lại trật tự xã hội khiến tình trạng ùn tắc, không thể mua xăng dầu đã chấm dứt. Về lâu dài, Bộ Công Thương cũng cần phải có các giải pháp, xây dựng cơ chế ổn định, minh bạch cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động tốt hơn. Trong đó, cần phải nghiêm khắc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, cung ứng xăng dầu.
Thành Công
Đã hết cảnh “kinh hoàng” khi đi đổ xăng? | |
Hai kịch bản phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 | |
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh gần 1.600 đồng/lít |
-
Triệt phá đường dây mua bán trái phép hóa đơn xăng dầu trị giá hơn 13 tỷ đồng
-
Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
-
Phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
-
Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Cần đánh giá kỹ về hiệu quả và sự cần thiết
-
Dự án Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam: Không thể khắc phục được
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 31/3/2023
- OPEC đã lấp đầy khoảng trống dầu mỏ Nga cho Mỹ như thế nào?
- OPEC+ tiếp tục bám sát các kế hoạch khai thác dầu
- Xuất khẩu dầu của người Kurd có thể bị đình chỉ trong vài ngày nữa
- Tin Thị trường: Trung Quốc thanh toán giao dịch LNG đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ
- Giá xăng dầu hôm nay (31/3): Giá dầu thô tăng mạnh
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/3/2023
- Ấn Độ tiết kiệm được 3,6 tỷ USD nhờ mua dầu Nga
- Politico: Mỹ bác bỏ lời kêu gọi hạ trần giá dầu Nga
- Giá xăng dầu hôm nay (30/3): Dầu thô quay đầu giảm
- Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 29/3/2023
- EU gia hạn trần giá khí đốt tự nhiên cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
-
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 31/3/2023
-
OPEC đã lấp đầy khoảng trống dầu mỏ Nga cho Mỹ như thế nào?
-
OPEC+ tiếp tục bám sát các kế hoạch khai thác dầu
-
Xuất khẩu dầu của người Kurd có thể bị đình chỉ trong vài ngày nữa
-
Tin Thị trường: Trung Quốc thanh toán giao dịch LNG đầu tiên bằng đồng Nhân dân tệ