Biến đổi khí hậu liên quan tới bệnh tiểu đường?

17:29 | 24/03/2017

458 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hậu quả của việc đổi khí hậu là vô cùng sâu rộng, nhưng một nghiên cứu mới đã chỉ ra mối liên hệ đáng ngạc nhiên giữa việc trái đất nóng dần lên và việc gia tăng các ca bệnh tiểu đường tuýp 2.

Cứ mỗi 1 độ C (1.8 độ F) tăng lên theo nhiệt độ môi trường, các nhà nghiên cứu tính toán được rằng, có đến hơn 100.000 ca tiểu đường mới tại nước Mỹ nói riêng.

Tại sao?

Tác giả của phân tích giải thích rằng, trong mỗi đợt rét - ít nhất vài ngày lạnh liên tiếp - chất béo nâu trong cơ thể, hay còn gọi là mỡ nâu sẽ bắt đầu hoạt động. Mỡ nâu khác hẳn so với mỡ trắng. Khi hoạt động, nó giúp cơ thể tăng khả năng tương tác với insulin - một loại hoóc môn giúp các tế bào hấp thụ đường để tạo nên năng lượng.

bien doi khi hau lien quan toi benh tieu duong

“Chức năng của lớp mỡ nâu chính là đốt cháy các loại mỡ thừa để sản sinh ra nhiệt, điều này rất quan trọng vì nó giúp cơ thể tránh bị hạ nhiệt đột ngột khi tiếp xúc với cái lạnh”, Trưởng nhóm nghiên cứu Lisanne Blauw cho hay.

“Vì thế, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng, mỡ nâu đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và căn bệnh tiểu đường. Ở thời tiết ấm áp, lớp mỡ nâu sẽ hoạt động kém đi, điều này có thể dẫn đến việc cơ thể kháng cự và đào thải insulin - nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường”, bà Blauw nói.

Blauw nói thêm: “Theo như giả thuyết của chúng tôi về lớp mỡ nâu, chúng tôi tin rằng mối quan hệ của bệnh tiểu đường và khí hậu phần nào liên quan đến những cơ chế hoạt động của mỡ nâu”.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng đến mức chóng mặt tại khắp nơi trên thế giới. Năm 2015, khoảng 415 triệu người mắc căn bệnh này. Năm 2040, các nhà nghiên cứu ước tính, con số này sẽ đạt ngưỡng 642 triệu người.

Ở những người có nguy cơ mắc bệnh và đã mắc tiểu đường tuýp 2, cơ thể họ không thể sử dụng insulin đúng cách. Hay nói cách khác, họ kháng lại insulin. Ở những bệnh nhân tiềm năng, cơ thể vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu sản sinh của hoóc môn này, tuy nhiên sẽ có lúc quá trình này bị chững lại và khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Đây là lúc mà bệnh tiểu đường tuýp 2 phát tác.

Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, sau khi tiếp xúc với thời tiết lạnh trong 10 ngày liên tiếp sẽ cho thấy khả năng insulin trong cơ thể được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Điều này xảy ra có thể do khả năng hoạt động của lớp mỡ nâu được kích thích. Một nghiên cứu khác cũng từng chứng minh rằng, loại chất béo nâu này hoạt động mạnh nhất vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống rất thấp, tác giả cho hay.

Với nghiên cứu này, các nhà phân tích đã sử dụng dữ liệu từ 50 người trưởng thành đến từ Mỹ, Guam, Puerto Rico và Virgin Island. Cuộc thăm dò diễn ra từ năm 1996 đến 2009.

Họ sẽ thông báo với các nhà phân tích về tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2. Gần như 91% các ca bệnh tiểu đường ở các nước phát triển là tuýp 2.

“Trong cuộc thăm dò này, chúng tôi chỉ ra được rằng, việc nhiệt độ ngoài trời tăng lên có liên quan mật thiết đến những ca mắc tiểu đường mới tại Mỹ”, Blaw nói.

Mặc dù nghiên cứu không thể thu thập hết thông tin về tình trạng bệnh tiểu đường trên toàn thế giới, nhưng vẫn có những dấu hiệu về tình trạng kháng insulin tại những quốc gia vùng nhiệt đới.

“Mọi người cần nhận ra rằng, việc nóng lên toàn cầu có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe của chúng ta, đơn cử như việc nhiệt độ tăng cao khiến nhiều người mắc tiểu đường hơn”, Blauw quan ngại.

Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng trong trạng thái đề phòng.

Giáo sư Joel Zonsein, Chủ tịch Trung tâm Chuẩn đoán phòng ngừa tiểu đường tại New York cho biết: “Đây vừa là một vấn đề thú vị, vừa là một thách thức lớn”.

Tuy nhiên, Zonszein giải thích: “Tiểu đường là một căn bệnh tương đối phức tạp, nó không chỉ phụ thuộc vào 1 yếu tố là lớp mỡ nâu”.

Thêm vào đó, dữ liệu của các nhà phân tích mới chỉ dựa trên thống kê sơ bộ về các ca bệnh tiểu đường, điều này khiến nghiên cứu vẫn còn mang tính tương đối và khách quan.

Cuối cùng, vai trò của lớp mỡ nâu trong cơ thể người vẫn chưa rõ ràng. Con người không có quá nhiều thành phần mỡ này, tuy nhiên chúng lại xuất hiện rất nhiều trong các loài gặm nhấm.

(Nghiên cứu được công bố trực tuyến ngày 20 /3/2017 tại BMJ Open & Research.)

DS. Hoàng Ngọc Hùng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.