Biến đổi đáng lo ngại của biến chủng Alpha
![]() |
Virus SARS-CoV-2 đột biến tạo ra các biến chủng (Ảnh minh họa: News USA). |
Hãng tin RT dẫn nghiên cứu mới của các nhà khoa học đăng tải trên tạp chí Nature, cho biết biến chủng Alpha được phân lập gần đây có khả năng "ức chế hiệu quả hơn phản ứng miễn dịch bẩm sinh trong các tế bào biểu mô đường thở" so với virus được phân lập trong làn sóng lây nhiễm đầu tiên.
Theo nghiên cứu này, biến chủng Alpha đã gia tăng nhanh chóng lượng protein của chất kháng miễn dịch bẩm sinh. Điều này có nghĩa là Alpha đã học được cách né hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Nó làm điều này bằng cách chặn các cảm biến trong đường hô hấp. Trong điều kiện bình thường, các cảm biến này có thể giúp cảnh báo cho hệ miễn dịch về sự hiện diện của virus, từ đó giúp hệ miễn dịch hình thành phản ứng chống virus.
Các nhà khoa học cảnh báo, virus càng ức chế hiệu quả hệ miễn dịch bao nhiêu, thì nguy cơ lây truyền và thời gian bị bệnh của người nhiễm virus càng tăng.
Alpha là biến chủng đáng lo ngại đầu tiên của virus SARS-CoV-2. Biến chủng này được phát hiện đầu tiên tại Anh vào cuối năm 2020 và từng gây lo ngại vì khả năng né miễn dịch. Tuy nhiên, biến chủng này sau đó đã bị lấn lướt bởi Delta - một biến chủng đáng lo ngại khác của SARS-CoV-2 được phát hiện ở Ấn Độ hồi đầu năm nay.
Theo Dân trí
-
Số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng
-
Hà Nội: Xử nghiêm các tổ chức, cá nhân lơ là trong việc phòng, chống dịch sốt xuất huyết
-
Thực tiễn phòng, chống dịch COVID-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu
-
Biến chủng Covid-19 mới có xu hướng gia tăng tại Hà Nội
-
Covid-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu
-
"Biển" người đi du lịch, Trung Quốc cảnh báo làn sóng Covid-19 mới
-
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer mở rộng hoạt động tại Việt Nam
-
Bổ sung thông tin địa chỉ số quốc gia vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
-
Thủ tướng đề xuất 5 nhóm giải pháp trước những yếu tố khủng hoảng trên thế giới
-
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay các "điểm đen" về TNGT
-
Thủy điện Hủa Na đăng ký niêm yết hơn 235,2 triệu cổ phiếu lên sàn HOSE