Bên lề kỳ họp: ĐBQH Trần Hoàng Ngân đề nghị sớm kiểm soát giá xăng dầu, kiểm soát lạm phát
![]() |
![]() |
Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh bên hành lang Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV |
Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Trần Hoàng Ngân ghi nhận thời gian qua Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tác động nghiêm trọng cả về y tế, kinh tế - xã hội, tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm và nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, chúng ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng tốc độ tăng trưởng đạt khá, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát.
Tuy nhiên trước diễn biến tình hình kinh tế - chính trị thế giới trở nên phức tạp, xung đột Nga - Ukraine và những biện pháp trừng phạt tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu; trực tiếp là giá nhiên liệu, năng lượng, lương thực, kéo theo lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng cao. Tại Mỹ, lạm phát lên đến 8,5% cao gấp 4 lần lạm phát mục tiêu hay tại châu Âu, lạm phát ở mức cao nhất trong vòng 30 năm qua.
Trong bối cảnh đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng nước ta khi đang có cơ hội để kìm tốc độ tăng của lạm phát thì phải sử dụng, nếu không cứ điều chỉnh giá xăng dầu liên tục sẽ tác động tới tất cả các ngành hàng hóa và khi đó sẽ khó kiềm chế, kiểm soát. Trong trường hợp phải sử dụng công cụ lãi suất để kiểm soát lạm phát sẽ để lại những hậu quả tiêu cực, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Hiện nay, giá xăng dầu trong nước đang đi theo giá thế giới. Ngày 23/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Đây là kỳ tăng giá thứ ba liên tiếp kể từ cuối tháng 4. Từ đầu năm đến nay, giá xăng bán lẻ đã 9 lần tăng, 3 lần giảm. Mặc dù từ ngày 1/4, chính sách giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chính thức có hiệu lực, tuy nhiên, đà giảm của giá xăng dầu được cho là không đáng kể. Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại việc giá xăng ngày một tăng cao sẽ khiến giá các hàng hóa, dịch vụ khác tăng và đối mặt với nỗi lo lạm phát.
Có cùng lo ngại, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho biết ngay tại kỳ họp này đại biểu sẽ có ý kiến phát biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ phải xem xét nhanh vấn đề này. Theo đó cần tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đại biểu phân tích nếu giá cả tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân trong tình trạng người dân đã rất khó khăn sau 2 năm đại dịch lấy đi phần tích lũy của người dân. Nay lại gặp “bão giá”, người dân sẽ hết sức vất vả. Đối với doanh nghiệp, các chi phí đầu vào cũng tăng cao như chi phí vận chuyển, logistic… Đối với ngân sách nhà nước, khi đặt vấn đề giảm thuế bảo vệ môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt, nhiều người lo ngại sẽ gây thất thu ngân sách, nhưng thực tế nếu giảm thuế đó sẽ kéo giảm được lạm phát và chi ngân sách giảm theo. Vì giá cả lên thì chi ngân sách tăng lên, ngay cả dự án đầu tư đang chuẩn bị thông qua hoặc đã thông qua rồi, các dự toán sẽ tăng lên thì sẽ rất nguy kịch, công trình dự án sẽ đội vốn và lãng phí. Vì vậy, phải chặn ngay vấn đền này.
Đại biểu dẫn chứng, những năm lạm phát cao như năm 1986, 1987, 1988 là thời điểm Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, hạch toán kinh doanh, quy định tỷ giá sát thị trường và chấp nhận cơ chế giá thị trường. Bài học gần nhất là năm 2008, lúc đó biến động xăng dầu trên thế giới tăng tới 141 USD/thùng, cộng với giá lương thực thực phẩm tăng, lạm phát tăng nhanh và khi lạm phát tại Việt Nam lên tới 23%, lúc đó tất cả các chi phí giá cả hàng hóa và đời sống người dân vô cùng khó khăn. Khi lạm phát cao ở mức độ 2 con số, liều thuốc các nước buộc phải chọn là thắt chặt chính sách tiền tệ. Hay nói cách khác, khi lạm phát cao thì phải “uống thuốc” liều cao. Việt Nam phải dùng lãi suất cao, có lúc lãi suất thị trường lên tới trên 20%. Nền kinh tế lúc đó đang tăng trưởng 7,5 - 8,4% thì còn 6% và nặng nhất 2011-2012, Việt Nam phải chấp nhận không quan tâm tới tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.
Đại biểu cho biết thêm, trước khi có xung đột tại Nga - Ukraine thì đã có dấu hiệu của lạm phát do chính sách kích cầu của các nước sau khi kiểm soát được dịch bệnh. Các nước bắt đầu thắt chặt, Mỹ đã tăng lãi suất và tác động đến nền kinh tế thế giới. Do đó, chúng ta phải hành động gấp để lạm phát không tăng lên, tránh để khi bệnh nặng lại phải dùng liều thuốc nặng, đại biểu Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.
Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội
- Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020
- Thực sự phát huy rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân
- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cần ở mức độ cao hơn và sớm hơn
- Phòng, chống tiêu cực trong chính cơ quan chống tiêu cực
-
Bị chính quyền ép, các nhà máy lọc dầu Mỹ nói không có giải pháp thần kỳ
-
Giá xăng dầu hôm nay 23/6: Giá dầu thô tiếp tục lao dốc mạnh
-
VCCI: Xăng dầu vẫn có thể giảm giá ngay
-
Giá xăng dầu ở Anh tăng kỷ lục hơn 5 tuần liên tiếp
-
Dầu Brent giảm xuống dưới 111 USD/thùng lần đầu tiên kể từ ngày 20/5
-
Giá xăng dầu hôm nay 22/6: Dầu thô lao dốc mạnh
- Tài xế "bỏ của chạy lấy người", thanh tra giao thông khốn khổ lo… trông xe
- Hà Nội: Đề xuất xe buýt thường, xe 24 chỗ được đi vào làn buýt nhanh BRT
- Nhìn lại các mốc quan trọng trong cuộc chiến khí đốt giữa Nga và phương Tây
- Nga gọi những cáo buộc của Đức là 'kỳ cục'
- Bản tin năng lượng xanh: chưa thể sớm thay thế hydrocarbon và than bằng các nguồn năng lượng tái tạo
- Bản tin Dầu khí 24/6: 57% người Mỹ không hài lòng với cách xử lý khủng hoảng của Tổng thống
- Đề xuất bổ sung quy định để CCCD thuận tiện thay thế nhiều giấy tờ
- Ukraine chính thức trở thành ứng viên EU
- Thủ tướng: Quyết liệt khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế
- Đà Nẵng: Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương trợ giúp người bị bạo lực
- Bắc Bộ và Trung Bộ giảm nhiệt, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa vài nơi
- Tăng lương tối thiểu nhưng người lao động vẫn không đủ sống?
-
Tài xế "bỏ của chạy lấy người", thanh tra giao thông khốn khổ lo… trông xe
-
Hà Nội: Đề xuất xe buýt thường, xe 24 chỗ được đi vào làn buýt nhanh BRT
-
Bị chính quyền ép, các nhà máy lọc dầu Mỹ nói không có giải pháp thần kỳ
-
Nhìn lại các mốc quan trọng trong cuộc chiến khí đốt giữa Nga và phương Tây
-
Nga gọi những cáo buộc của Đức là 'kỳ cục'