Trung Quốc tính lật đổ chính quyền Bình Nhưỡng bằng quân sự?

15:13 | 21/04/2016

11,475 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trung tâm Thông tin về Nhân quyền và Dân chủ, một tổ chức phi chính phủ tại Hong Kong, hôm nay cho biết Trung Quốc đã điều động 2.000 lính bộ binh tới biên giới với Triều Tiên. Phải chăng Bắc Kinh đang đề phòng chính quyền Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 5 hay là Trung Quốc đang tính đánh úp Triều Tiên?
trung quoc tinh lat do chinh quyen binh nhuong bang quan su

Lý do Trung Quốc đưa 2.000 lính tới biên giới để đề phòng Triều Tiên thử hạt nhân xem ra không thuyết phục.

Trung Quốc chỉ sợ một khi chính quyền Bình Nhưỡng sụp đổ, dân tỵ nạn Triều Tiên sẽ chạy sang Trung Quốc. Việc kiểm soát biên giới trong trường hợp đó mới thực sự có lý.

Thông tin cho biết Triều Tiên có thể sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5 tại bãi thử Punggye-ri, khoảng 50 km về phía tây bắc của thành phố Kilju ở huyện Kilju, tỉnh Bắc Hamgyeong. Đây là địa điểm nằm cách rất xa biên giới với Trung Quốc. Việc Bắc Kinh điều quân tới biên giới Triều Tiên, giả xử trong trường hợp để đề phòng phóng xạ bay sang lãnh thổ Trung Quốc, cũng không thuyết phục nốt.

trung quoc tinh lat do chinh quyen binh nhuong bang quan su
Quân đội Trung Quốc hành quân tới biên giới với Triều Tiên ngày 20/4

Xét về nhiều mặt, việc Trung Quốc điều 2 tiểu bộ binh tới biên giới với Triều Tiên là rất khó hiểu. Xem xét quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng thời gian qua có thể cho ta câu trả lời.

Từ lâu, Triều Tiên được Trung Quốc bao bọc, nhưng từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2012, Triều Tiên tiếp tục thử hạt nhân, bất chấp Trung Quốc kêu gọi phi hạt nhân hóa.

Sự bực tức của chính quyền Bắc Kinh với “người anh em” Bình Nhưỡng đã được thể hiện ra mặt vào tháng trước khi Trung Quốc đồng ý cùng với Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt nặng nề với Triều Tiên.

Từ trước đến giờ, Trung Quốc vẫn do dự trong việc ủng hộ các biện pháp chế tài mạnh mẽ hay các biện pháp quân sự có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột và gây bất ổn cho vùng biên giới của Trung Quốc.

Các cuộc thử nghiệm vũ khí mới đây của Triều Tiên đã làm tăng thêm căng thẳng với Trung Quốc, là nước cung cấp viện trợ và mậu dịch chính cho Triều Tiên. Được coi là đồng minh duy nhất của Triều Tiên, Trung Quốc lại không được Bình Nhưỡng thông báo về vụ thử bom H hôm 6/1/2016. Vụ thử này giáng một đòn đau vào uy tín của Bắc Kinh trên trường quốc tế. Theo Xie Yanmei, nhà phân tích của International Crisis Group ở Bắc Á, có trụ sở tại Bắc Kinh, thì Trung Quốc, người đối thoại chính của Bình Nhưỡng, “sẽ phải đối mặt với áp lực tăng lên, vừa từ trong nước vừa quốc tế, đòi trừng phạt và kìm hãm lãnh đạo Kim Jong Un, buộc Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân”.

Việc Trung Quốc đồng ý trừng phạt Triều Tiên cho thấy dường như Bắc Kinh đã bắt đầu mệt mỏi trước thái độ của nước láng giềng "gây khó xử".

Trước đây, Trung Quốc không muốn gây áp lực mạnh lên nước láng giềng nhỏ bé này vì lo sợ nếu Triều Tiên bị sụp đổ thì sự hiện diện của Mỹ lại trở thành ngay sát biên giới của mình.

Việc thay đổi thái độ của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên có thể được giải thích bằng 2 lý do. Thứ nhất, nếu Triều Tiên tiếp tục gây hấn thì Mỹ sẽ càng được dịp tăng cường quân sự vào Hàn Quốc. Điển hình là việc hai nước này đang thảo luận việc lắp đặt hệ thống lá chắn đánh chặn tên lửa từ trên không trung THAAD ( Terminal High Altitude Area Defense) tại Hàn Quốc. Đây thực sự là mối đe dọa với Trung Quốc.

Thứ hai, không trừng phạt Bình Nhưỡng, uy tín của Bắc Kinh trên trường quốc tế sẽ ngày càng giảm sút. Trung Quốc đang ngày càng muốn thể hiện mình là “lãnh đạo” thế giới nên không thể để Triều Tiên mãi “níu chân”.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc trừng phạt Triều Tiên đồng nghĩa với việc Bắc Kinh chấp nhận rủi ro từ chính quyền Bình Nhưỡng. Cũng có thể Trung Quốc cho rằng mình sẽ kiểm soát được tình hình tại Triều Tiên nên mới đồng ý với Mỹ.

Lần này Triều Tiên lại tiếp tục ý định thử hạt nhân lần thứ năm. Phải chăng Trung Quốc điều động binh mã tới biên giới để đánh úp Triều Tiên, lật đổ chính quyền Kim jong-un, cắt đứt “cục sắt” ở chân một lần cho xong?

trung quoc tinh lat do chinh quyen binh nhuong bang quan su

Thưa thiếu tướng, là sinh mệnh con người, không phải 'cái móng tay'!

Trong buổi làm việc với báo chí sáng 21/4, Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc Công an TP HCM lại một lần nữa “gây bão” khi hùng hồn tuyên bố: Việc Công an huyện Bình Chánh khởi tố chủ quán cà phê Xin chào chỉ bé như cái móng tay, không đáng để báo chí ầm ĩ…

H.Phan

Theo AFP. AP, Reuters, CNN

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc