Nhận xét về bài của BS Nguyễn Anh Huy gửi An Chi

06:56 | 04/10/2015

|
Ngày 1-9-2015, BS Nguyễn Anh Huy đã tự ý đưa vào Facebook (FB) của chúng tôi đường dẫn tới bài viết của ông ta nhan đề “Vẫn cứ là ‘nước Việt vĩ đại’ đó thôi!”, với câu mào đầu “Để hiểu thêm về trình độ, kiến thức và đạo đức khoa học của An Chi” và còn nói rõ thêm: “Bài này tôi đã gởi cho An Chi, nhưng An Chi không dám đăng”.

Chúng tôi đã xóa đường dẫn đó và đã chặn Nguyễn Anh Huy trên FB của mình nhưng vẫn thông báo cho toàn thể các bạn FB biết tên bài của Nguyễn Anh Huy để tìm đọc nếu cần.

Trong bài dài trên 4.500 chữ của mình, BS Huy nói rằng An Chi không đi vào chuyên môn chính mà chủ yếu là miệt thị ông ta. Sau đây, chúng tôi cũng sẽ “không đi vào chuyên môn chính” để trả lời BS Huy theo 7 câu hỏi mà ông ta đã nêu ra để chất vấn chúng tôi.

Câu hỏi 1. Họ của Phật là “Gautama/Gotama” được ký âm nhiều cách là “Cồ đàm/Kiều Đáp Ma/Kiều Đạt Ma” mà ông An Chi có dẫn ra, vậy xin được hỏi ông An Chi: Nếu “Cồ” là họ của Phật, vậy “Kiều” có phải là họ của Phật không?! Nếu “-Phải”, thì Phật có 2 họ?! Nếu “-Không phải” thì tại sao “Cồ” thì phải, mà “Kiều” thì không phải?!

Trả lời: Xin nêu một thí dụ sơ đẳng cho BS Huy dễ hiểu. Moscou, Mốt-cu, Moscow, Moskva, Mạc Tư Khoa, Mátxcơva là tên thủ đô của nước Nga mà văn quốc ngữ đều đã có dùng trong gần 100 năm nay. Dù ông có chọn tên nào thì đó vẫn là tên thủ đô của nước Nga chứ không phải thủ đô nước Nga có 6 tên khác nhau. “Gautama”, họ của Đức Phật, được Tàu gọi  thành “Cồ/Cù Đàm”, “Câu Đàm”, “Cụ Đàm”, “Kiều Đáp Ma”, “Kiều Đạt Ma” (đọc theo âm Hán Việt) nhưng những hình thức này chỉ là kết quả phiên âm từ họ của Phật trong tiếng Sanskrit là Gautama, chứ không phải Phật có nhiều họ. Còn sở dĩ tiếng Việt gọi họ của Ngài là “Cồ/Cù Đàm” thì chỉ vì đây là hình thức phiên âm mà ông bà ta tiếp xúc trước nhất nên đã dùng nó thành truyền thống cho đến nay. Người hiểu biết thì sẽ không đặt câu hỏi như BS Huy đã nêu.

không phải Phật có nhiều họ. Còn sở dĩ tiếng Việt gọi họ của Ngài là “Cồ/Cù Đàm” thì chỉ vì đây là hình thức phiên âm mà ông bà ta tiếp xúc trước nhất nên đã dùng nó thành truyền thống cho đến nay. Người hiểu biết thì sẽ không đặt câu hỏi như BS Huy đã nêu.

Câu hỏi 2. Các câu đối trên (câu đối có hai chữ “Cồ Việt” - AC), đều cho thấy quốc hiệu chỉ có 2 âm “Cồ Việt” chứ không phải là “Đại Cồ Việt”; ông An Chi giải thích như thế nào về hiện tượng “Cồ Việt” lặp lại như thế này?

 Trả lời: BS Huy nêu 3 cặp đối nhưng để cho đỡ tốn giấy mực, chúng tôi chỉ xin nhắc lại cặp có lẽ quen thuộc nhất là:

 “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo,  Hoa Lư đô thị Hán Tràng An.”

Xin trả lời rằng, trong cặp đối này (cũng như trong hai cặp kia), “Cồ Việt” là dạng tắt của “Đại Cồ Việt”. Đây là một ngữ đoạn mà trung tâm là danh từ “Việt”; danh từ này có một định ngữ (ĐN) là “Cồ”, hợp với nó thành danh ngữ (DN) “Cồ Việt”; DN này có một ĐN là “đại”, hợp với nó thành ngữ đoạn “Đại Cồ Việt”. “Đại Cồ Việt” là nước “Việt vĩ đại [theo] Phật giáo” còn “Cồ Việt” là nước “Việt [theo] Phật giáo”. Trong ba chữ trên đây, nếu cần lược đi một chữ mà vẫn giữ nguyên khái niệm cơ bản thì chữ bị lược chỉ có thể là “đại”, y như trong “đại chủng viện”, “đại lễ đường”, “đại lực sĩ”, “đại nhân vật”, v.v., ta chỉ có thể lược bỏ “đại” thì mới giữ lại được những khái niệm cơ bản là “chủng viện”, “lễ đường”, “lực sĩ”, “nhân vật”. BS Huy hỏi chúng tôi “giải thích như thế nào về hiện tượng “Cồ Việt” lặp lại như thế” trong  ba đôi câu đối mà ông ta đã nêu thì chúng tôi xin trả lời một cách đơn giản: “Cồ Việt” là dạng tắt của “Đại Cồ Việt”.

Liên quan đến câu hỏi 2, BS Huy còn viết:

 “Ông An Chi cho rằng chữ Nôm “Cồ ()”, gồm chữ “大 (đại)” nằm trên ghép với chữ “瞿 (cù)” nằm dưới, là “do BS Huy thiết kế”, nhưng ông không hề biết trong lịch sử văn học Việt Nam đã có chữ “cồ” viết kiểu này, được ghi nhận trong Tự Điển Chữ Nôm của Nguyễn Quang Hồng chủ biên, năm 2006.”

 Xin khẳng định rõ ràng rằng chúng tôi nói “do BS Huy thiết kế” là thiết kế cho quốc hiệu “Đại Cồ Viêt” [大瞿越] mà ông chủ trương làm thành [ ]. Còn chữ “cồ” [ ] trong Tự điển chữ Nôm  do Nguyễn Quang Hồng chủ biên (2006) là một chữ mới toanh thuộc loại F2 (chữ hình thanh ghép hai chữ Hán với nhau) của thời hiện đại, đặt ra để ghi thơ của Tú Xương nên không thể đưa ra để chứng minh cho chuyện đầu thế kỷ X được. Chính BS Huy cũng đã nói rằng “lịch sử hình thành chữ Nôm là quá trình phát triển từ chữ giả tá (mượn âm) đơn giản đến chữ hài thanh (hội đủ cả nghĩa lẫn âm) phức tạp.” Ông lấy chữ [] “hội đủ cả nghĩa lẫn âm” để thay cho chữ [] “giả tá” là đã phạm lỗi lẫn lộn thời đại (anachronism). Thế nhưng BS Huy còn xuyên tạc lịch sử mà viết tiếp:

“Đến thế kỷ XV, khi ghi chép lại lịch sử, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên ... thâm nho hơn, nên đã thêm bộ “đại” chỉ ý “to lớn” vào chữ “瞿” để trở thành chữ Nôm “ ” hài thanh hoàn chỉnh như tôi đã nói.”

Chỉ có BS Huy hoang tưởng chứ có ma nào ở thế kỷ XV mà lại viết “cồ” thành [ ].

 Câu hỏi 3.  Ông An Chi cho rằng “Trong tiếng Việt thì tính từ dùng làm định ngữ cho danh từ luôn luôn đứng sau danh từ này, thí dụ: gà cồ, chó dữ…” Thế nhưng, thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe “To đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn!”. Không rõ học giả An Chi giải thích những tính từ “to, nhỏ…” đứng trước danh từ này như thế nào nhỉ?!

 Trả lời. “Gà cồ”, “chó dữ” là nhưng ngữ đoạn trong đó tính từ theo sau (“cồ”, “dữ”) làm định ngữ cho danh từ trung tâm (“gà”, “chó”) đứng trước còn “to đầu”, “nhỏ dái” là những ngữ đoạn trong đó danh từ theo sau (“đầu”, “dái”) làm bổ ngữ cho tính từ trung tâm đứng trước (“to”, “nhỏ”). Cái mà chúng tôi nói đến là danh ngữ; còn cái mà BS Huy đưa ra đẻ “bẻ” chúng tôi thì lại là tính ngữ ( = ngữ đoạn tính từ). Khác hẳn nhau về bản chất. Có lẽ BS Huy cũng nên học lại ngữ pháp tiếng Việt chăng?

Câu hỏi 4. “Trong kinh Phật” thì đúng Cồ là viết tắt của Cồ-đàm, nhưng điều ta đang bàn là chữ “Cồ” trong quốc hiệu, chứ có phải là chữ “cồ” trong kinh Phật đâu?! Ông An Chi lại lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia! “Cồ” trong quốc hiệu liên quan gì chữ “cồ” trong kinh Phật? Tại sao phải liên quan?

 Trả lời: Câu “chất vấn” của BS Huy cực kỳ ngây thơ. Khác nào nói chỉ có trong văn bản của Kinh Thánh thì Jesus mới là Christ chứ trong những ngữ cảnh khác thì không. Ông ta còn hỏi tại sao chữ “Cồ” trong quốc hiệu phải liên quan đến chữ “cồ” trong kinh Phật. Vậy chúng tôi xin hỏi lại ông: – Tại sao không? BS Huy cũng chẳng phân biệt được các khái niệm liên quan đến chữ “Cồ” trong “[Đại] Cồ Việt” và chữ “Cồ” trong “Cồ kinh”, “Cồ đô”. Chẳng thế mà ông ta lại viết: “Hoa Lư, được gọi là “Cồ kinh, Cồ đô”: có phải là kinh đô của Phật?!” Xin trả lời rằng trong “[Đại] Cồ Việt” thì “Cồ” là “Cồ Đàm” ( = Phật) còn trong “Cồ kinh”, “Cồ đô” thì “Cồ” đã trở thành “Cồ Việt” rồi (nên không còn trực tiếp liên quan đến “Cồ Đàm” nữa). Để cho BS Huy dễ hiểu hơn, chúng tôi xin nói toạc ra: “Cồ Việt” là “nước Việt theo tôn giáo của Cồ Đàm (= Phật) còn “Cồ kinh”, “Cồ đô” là “kinh đô của nước Cồ Việt, nghĩa là của nước Việt theo tôn giáo của Cồ Đàm ( = Phật)”.

BS Huy còn lập luận:  “Trong từ ngữ tiếng Việt, không thấy “Cồ / Cù” được tách ra thành một chữ riêng để thành lập từ mới để chỉ Phật như “Thích” hay “Phật (Bụt)”, ví dụ, ta thường nghe nói “Thích giáo, Phật giáo, Phật tử...” chứ chưa bao giờ nghe “Cồ giáo, Cồ tử”cả!”

  Victor Hugo có dùng một ẩn dụ mà nói rằng từ (mot) là một sinh vật (être vivant). Nghĩa là nó có sống và có … chết. Nếu “Cồ/Cù” không “được tách ra thành một chữ riêng mà thành lập từ mới để chỉ Phật” thì ta sẽ không thể thấy nó trong câu “Lù đù/khù có ông Cù độ/hộ mạng”. Ông Cù đây là ông Cù Đàm, nghĩa là ông Phật đấy, chứ không phải là ai khác. Nhưng nó (từ “Cù”) đã làm xong nhiệm vụ để trở thành một từ cổ và được “Bụt”, rồi “Phật” thay thế theo quy luật đào thải và thay thế của từ vựng. Nhưng đây là nói để trả lời BS Huy chứ riêng “Cồ Việt” thì lại là một cấu trúc tiếng Hán (dĩ nhiên là đọc theo âm Hán Việt) trong đó “Cô” chỉ là một hình vị ràng buộc (phụ thuộc).

 Câu hỏi 5. Bằng chứng gì để khẳng định Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu là vì đạo Phật? Đây là câu hỏi 5 tôi hỏi ông An Chi, và là trọng tâm vấn đề (AC nhấn mạnh).

  Trả lời: Thực ra thì, về trọng tâm này của BS Huy, chúng tôi cũng đã trả lời trên Kiến thức Ngày nay số 599 (1-4-2007). Chúng tôi đã dẫn Đào Duy Anh:

  “Đinh Bộ Lĩnh chỉ có thể dựa vào tập đoàn phong kiến tôn giáo là thành phần xã hội có uy tín nhất trong xã hội bấy giờ để duy trì  trật tự và kỷ cương. Nhưng trong hai tôn giáo, Phật và Đạo, đều thịnh hành trong dân gian, thì Phật giáo có tổ chức và quy củ vững vàng hơn, có kinh điển và lễ nghi nghiêm trang hơn, chứ Đạo giáo thì chỉ là một mớ phương thuật và mê tín. Về tổ chức cũng như về tinh thần, Phật giáo là yếu tố thống nhất đắc lực nhất thời bấy giờ. Bởi thế Đinh Bộ Lĩnh mới lấy Phật giáo làm quốc giáo, định phẩm cấp tăng nhân để giao cho họ lãnh đạo Phật giáo trong toàn quốc (Chúng tôi nhấn mạnh – AC) Khuông Việt đại sư tham dự triều chính gần như một vị tể tướng. Các chùa (tự viện) của Nhà nước do các tăng quan trụ trì đều được cấp ruộng làm tự điền. Các tự viện có các đại điền trang không kém gì đại điền trang của bọn vương công đại thần. (Lịch sử Việt-nam, q. thượng, Nxb Văn hoá, 1958, tr.175).

Xem thế, đủ thấy vai trò của đạo Phật trong xã hội Đại Cồ Việt quan trọng như thế nào. Cũng vẫn Đào Duy Anh đã viết như sau:

“Nước mới dựng, kỷ cương chưa vững, trật tự xã hội chưa ổn định, Bộ Lĩnh lấy hình phạt ghê gớm để uy hiếp nhân dân, sai đặt vạc dầu ở giữa điện đình và nuôi cọp trong chuồng, kẻ phạm tội nặng thì bắt bỏ nấu trong vạc dầu hay là bỏ cho cọp ăn.” (Sđd, tr.174).

(Xem tiếp kỳ sau)

Năng lượng Mới 462