Khám phá văn hóa Đông Nam Á giữa lòng Thủ đô

07:20 | 04/12/2013

8,995 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nằm trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội, tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á đã chính thức mở cửa đón công chúng tham quan. Những hiện vật, hình ảnh thể hiện tại bảo tàng, gợi mở về một Đông Nam Á đa dạng và gần gũi trong văn hóa và lối sống.

Đây là bảo tàng về Đông Nam Á (với góc nhìn Đông Nam Á như một vùng địa - văn hóa) đầu tiên trong khu vực. Đây cũng là điểm hội tụ và kết nối văn hóa Việt Nam với văn hóa các nước ASEAN, mở ra nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác về văn hóa, góp phần làm nồng ấm và sinh động thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trên con đường hình thành Cộng đồng ASEAN.

Tòa nhà "Cánh diều" Bảo tàng Đông Nam Á trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học

Tòa nhà Bảo tàng Đông Nam Á có tên “Cánh diều” được hoàn thành sau 6 năm xây dựng. Là một công trình kiến trúc hiện đại, được các chuyên gia Việt Nam và Pháp cùng góp sức. Bảo tàng đầu tiên về văn hóa các nước Đông Nam Á là điểm kết nối giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước trong khu vực.

Bảo tàng Đông Nam Á trưng bày về Văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á với gần 400 hiện vật và 130 ảnh, kèm theo là hệ thống thông tin bao gồm bản đồ, các chú thích, bài viết và phim video, được bố trí trong không gian rộng gần 500 m2, ở tầng 1 của tòa nhà 4 tầng. Trưng bày được tổ chức theo phong cách cách hiện đại, mang tính khoa học và mỹ thuật cao.

Thông qua 5 chủ đề chính: Đồ vải, Đời sống hàng ngày, Đời sống xã hội, Nghệ thuật biểu diễn, Tôn giáo, nhiều yếu tố văn hóa của các cư dân Đông Nam Á được thể hiện, gợi mở về một Đông Nam Á đa dạng và thống nhất trong văn hóa và lối sống.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học cho biết: Trưng bày Văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là một trưng bày thường xuyên, lâu dài, nhưng đây mới chỉ là trưng bày mở đầu tại Bảo tàng Đông Nam Á. Trong chiến lược của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, chúng tôi sẽ dần dần phát triển những trưng bày khác, cũng như các chương trình hoạt động, để từng bước giới thiệu về văn hóa, cuộc sống của các cư dân ở Đông Nam Á và trên thế giới.

Với việc đưa vào sử dụng bảo tàng về Đông Nam Á, từ nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có điều kiện tham gia thường xuyên vào hoạt động sẽ làm gia tăng hiểu biết của du khách về các nền văn hóa trong khu vực Đông Nam Á. Công chúng tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có điều kiện để kết nối văn hóa Việt Nam với văn hóa của những cư dân láng giềng Đông Nam Á.

Có thêm nhận biết về sự đa dạng cùng nét tương đồng văn hóa trong khu vực, đồng thời cảm nhận những đặc trưng chung tạo nên bản sắc cho khu vực. Có thể nói, Bảo tàng Đông Nam Á góp phần thúc đẩy hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Dưới đây là một số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Đông Nam Á:

Tượng Phật của người Myanmar

Tượng Chúa Hài Đồng của người Philippines

Sách kinh Koran của tín đồ đạo Hồi tại Singapore

Sách lá cọ của người Lào

Dàn thanh gõ của các nhạc công người Campuchia.

Dao hộ thân của đàn ông Indonesia.

Bộ đồ ăn trầu của người Thái Lan.

Bộ đồ ăn trầu của người Malaysia.

Vải thổ cẩm truyền thống của một số dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

Xa xe sợi của người Lào

Các mẫu trang phục, vải dệt được coi là một trong những vật trưng bày độc đáo nhất

Các hiện vật được trưng bày, tổ chức theo phong cách hiện đại, mang tính khoa học và thẩm mỹ cao

Du khách tham quan bảo tàng

Nguyễn Hoan

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.