Khuyến cáo 2 điểm “nóng” của chính sách tiền tệ
Nhiều quan ngại xung quanh thị trường vàng.
Trong Bản tin trên, ECNA nhận định, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những sự can thiệp chủ động, phù hợp và đã tạo ra những tác động tích cực đối với nền kinh tế.
Tuy nhiên, khi đề cập tới vấn đề điều hành lãi suất, ECNA đã chỉ ra rằng, mặc dù lãi suất tái chiết khâu đã được điều chỉnh giảm linh hoạt (sau 2 lần điều chỉnh đã giảm xuống còn 5%); lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh về mức 7%... nhưng mặt bằng lãi suất cho vay của nền kinh tế vẫn còn ở mức cao khiến việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp và nhỏ còn hạn chế.
Vấn đề trên cũng được giới chuyên gia chỉ ra là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng trưởng tín dụng quý I/2013 và cả 6 tháng 2013 chậm. Và theo ECNA thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Những vấn đề liên quan đến nợ xấu làm dòng tín dụng bị kẹt cho dù thanh khoản trong toàn hệ thống dồi dào; khả năng hấp thụ kém của nền kinh tế bởi sức cầu nội địa của nền kinh tế đã bị thu hẹp đáng kể…
Đánh giá là vậy nhưng ECNA cũng nhấn mạnh: Chính sách tiền tệ trong 6 tháng năm 2013 thông qua việc cung cấp tổng phương tiện thanh toán và tín dụng cho nền kinh tế cũng như việc điều chỉnh lãi suất là những bước đi tích cực, qua đó giúp tăng thanh khoản của các ngân hàng thương mại và phần nào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, theo ECNA thì quyết định hoãn thời hạn thực hiện Thông tư 02 với mục đích tăng cường hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ… có ý nghĩa rất quan trọng. Quyết định này trong ngắn hạn không chỉ giúp cộng đồng doanh nghiệp thêm cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng mà còn giúp các ngân hàng có thêm thời gian chuẩn bị các điều kiện của Thông tư 02.
Nhưng ECNA cũng cho rằng, trong dài hạn thì việc lùi thời điểm thực hiện Thông tư 02 sẽ có những ảnh hưởng bất lợi tới nỗ lực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, gia tăng mức độ rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống bởi có nhiều doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng nợ xấu.
Về công tác điều tiết thị trường ngoại hối và thị trường vàng – đây được xem là 2 vấn đề “nóng” nhất của nền kinh tế 6 tháng năm 2013, ECNA đánh giá rất cao chính sách tỷ giá của NHNN, qua đó dự trữ ngoại hối được củng cố tạo cơ sở tài chính vững vàng để NHNN can thiệp vào thị trường tiền tệ, giúp ổn định thị trường khi có biến động.
Đối với thị trường vàng, ECNA nhận định đưa khuyến cáo: Việc NHNN tiếp tục tổ chức các phiên đấu thầu vàng ngay cả khi thời hạn tất toán cho các ngân hàng đặt ra không ít câu hỏi về nhu cầu thực của đối với vàng; Quản lý thị trường vàng vẫn chưa đạt được mục tiêu mà Quốc hội đặt ra…
ECNA đưa quan điểm, nếu mức chênh lệch duy trì đến hết ngày 30/6/2013 thì có thể hiểu được nhưng nếu mức chênh lệch tiếp tục được duy trì lại là rất đáng lo ngại. Với mức chênh lệch như vậy có thể sẽ kích hoạt các hoạt động nhập lậu vàng do giới đầu cơ có thể chuyển hóa vàng nhập lậu sang vàng nữ trang trong bối cảnh nhu cầu vàng còn lớn… Đặc biệt, với nhu cầu vàng hiện nay, việc NHNN độc quyền nhập khẩu vàng và cung ứng cho thị trường sẽ gây ra những quan ngại về việc dự trữ ngoại hối…
“… nếu chính sách độc quyền còn kéo dài, các nguyên tắc của kinh tế thị trường chưa được tuân thủ đầy đủ, dẫn đến các rủi ro sẽ bị “dồn nén” và tích lũy lại có thể sẽ bùng phát khi vượt qua một ngưỡng nhất định. Bởi vậy hiệu quả các của các chính sách quản lý thị trường vàng hiện nay cần được tiếp tục nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng hơn để có thể có những điều chỉnh chính sách nếu cần thiết nhằm hướng tới một thị trường vàng hiện đại và hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng bền vững” – ECNA khuyến cáo.
Thanh Ngọc
-
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5