TP HCM quyết tâm thực hiện dự án buýt nhanh hơn 140 triệu USD
UBND TP HCM vừa gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án "Phát triển giao thông xanh TP HCM" (tuyến xe buýt nhanh - BRT) sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB).
![]() |
UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến BRT số 1 từ 155,64 triệu USD xuống còn 143,68 triệu USD |
Tuyến xe buýt nhanh số 1 chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ được Thủ tướng phê duyệt năm 2013 với tổng mức đầu tư gần 156 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án 5 năm (từ năm 2014-2019).
Lần này, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng điều chỉnh tổng mức đầu tư tuyến BRT số 1 từ 155,64 triệu USD xuống còn 143,68 triệu USD (giảm khoảng 12 triệu USD).
Trong đó, vốn vay WB giảm từ 142,25 triệu USD còn 123,62 triệu USD (giảm 18,63 triệu USD); vốn đối ứng điều chỉnh từ 13,6 triệu USD thành 20,06 triệu USD (tăng 6,46 triệu USD).
Tổng mức đầu tư dự án giảm sau khi cắt giảm hết lãi vay trong thời gian xây dựng (hơn 18,5 triệu USD).
Đồng thời, TP HCM cũng kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện dự án thêm 3 năm, từ năm 2014-2023.
![]() |
Tuyến BRT số 1 chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng |
UBND TP HCM kiến nghị một số nội dung nêu trên sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan bộ ngành Trung ương.
Đồng thời, TP HCM kiến nghị giao Bộ Tài chính phối hợp với các bộ ngành, nhà tài trợ và UBND TP HCM đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh hiệp định tài trợ của dự án.
Dự án BRT đầu tiên của TP HCM bị chậm trễ do mất nhiều năm (từ năm 2016 đến 2018) rà soát, đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả đầu tư.
Trong đó, phân tích dự báo lưu lượng hành khách trên tuyến BRT; đánh giá toàn diện về mức độ ảnh hưởng của làn đường dành riêng cho tuyến BRT, đối với giao thông khu vực quận 2; tham khảo kinh nghiệm thực hiện BRT ở Hà Nội (khắc phục các khuyết điểm từ dự án này)...
Tuyến BRT số 1 dài 23km chạy dọc hành lang đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ, qua địa bàn các quận: 1, 2, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh. Điểm đầu tuyến tại bến xe miền Tây mới (huyện Bình Chánh) và điểm cuối là Ngã 3 Cát Lái (quận 2), gồm các hạng mục như: depot ở Thủ Thiêm, 4 nhà ga, 2 trạm trung chuyển, 31 trạm dừng dọc tuyến... Theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2020, TP HCM sẽ phát triển 6 tuyến BRT. Trong đó: Tuyến 2 từ đường Nguyễn Văn Linh đến Bến xe Miền Tây - cầu Phú Mỹ; Tuyến 3 theo đường Vành đai 2, từ ngã tư An Sương đến Bến xe Miền Tây mới; Tuyến 4 theo đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Kha Vạn Cân đến công viên Chiến Thắng; Tuyến 5 từ đường Thoại Ngọc Hầu - ngã tư Bốn xã - Vành đai trong- Nguyễn Văn Linh; Tuyến 6 chạy theo đường Quang Trung. |
Theo Dân trí
-
Mở làn ưu tiên xe buýt BRT cho các loại xe khác lưu thông
-
Thành phố Hồ Chí Minh: Đầu tư phát triển vận tải công cộng
-
Nếu không có làn đường riêng, xe buýt vẫn sẽ... lép vế
-
Cần xây dựng làn đường riêng dành cho xe buýt
-
Xe buýt Hà Nội: Hiện đại hóa để bắt kịp xu thế
-
Hà Nội: Khách xe buýt giảm “sốc”, nhiều tuyến nguy cơ dừng chạy vì lỗ nặng
- Bí thư Hà Nội đề nghị tổ chức phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang
- Làng hương Báo Ân tất bật vào vụ Tết
- Phát hành hơn 10.000 tem chứng nhận đào dân trồng
- Hà Nội: Thu giữ gần 5.000 giày dép, quần áo giả tại "AE shop Việt Nam"
- Hai người bị chó pitbull tấn công phải nhập viện cấp cứu
- Xử lý nghiêm các đường dây, nhà xe nhận chở khách nhập cảnh trốn cách ly
- Không tạo thêm thủ tục làm ách tắc tiêu thụ đào dân trồng
- Nâng cao hiệu quả chăm sóc, bảo vệ trẻ em: Bắt đầu từ hành động cụ thể
- Tàu chìm ở Côn Đảo, 7 người mất tích
- Phân luồng giao thông phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Những điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới