Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra năm hành động thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng tái tạo
(PetroTimes) - Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh NLTT là con đường duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng thực sự.
![]() |
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh NLTT là con đường duy nhất để đảm bảo an ninh năng lượng thực sự, giá điện ổn định và cơ hội việc làm ổn định. Để chuyển đổi NLTT có thể trở thành một dự án toàn cầu của thế kỷ XXI, Ông Antonio Guterres đề xuất 5 hành động đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang NLTT, bao gồm:
- Công nghệ tái tạo là hàng hóa công cộng toàn cầu thiết yếu và sẵn có. Loại bỏ các rào cản về chia sẻ tri thức, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Thế giới cần thành lập một liên minh lưu trữ năng lượng toàn cầu để tăng tốc độ đổi mới và áp dụng công nghệ.
- Đảm bảo, tăng cường và đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên liệu thô quan trọng cho công nghệ NLTT, hạn chế sự tập trung quá mức các nhà cung cấp ở số ít các quốc gia.
- Các chính phủ nên tạo điều kiện và cải cách bộ máy hành chính để tạo sân chơi cho NLTT bình đẳng với các loại nhiên liệu hóa thạch, đẩy nhanh và đơn giản hóa việc phê duyệt các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
- Các chính phủ cần chấm dứt trợ cấp nhiên liệu hóa thạch để bảo vệ những người dân nghèo, dễ bị tổn thương nhất trong cộng đồng.
- Đầu tư công và đầu tư tư nhân vào NLTT cần tăng gấp 3 lần, lên ít nhất 4.000 tỷ USD mỗi năm.
Viễn Đông
-
BP tiếp tục cắt giảm chi phí và thu hẹp quy mô đầu tư năng lượng tái tạo
-
10 giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Phát triển tối đa các nguồn điện từ năng lượng tái tạo
-
Petrovietnam đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
-
"Xốc lại tinh thần" đoàn kết, châu Âu đẩy nhanh gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga, tấn công trực diện hạm đội bóng đêm
-
Chuyện về Quốc kỳ và Quốc huy đầu tiên sang Mỹ
-
Kỳ cuối: Bắc Cực - tâm điểm cạnh tranh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc