Tội phạm có tổ chức – Nỗi bất an của xã hội (phần 4)

07:00 | 17/02/2019

777 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong xu thế hội nhập quốc tế, các tổ chức tội phạm ở Việt Nam cũng đang vươn “vòi bạch tuộc” ra rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới để cùng nhau hoạt động phạm tội.

2. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với các tổ chức tội phạm ở Việt Nam

Muốn loại trừ một băng nhóm tội phạm bất kì, cơ quan pháp luật cần phải xác định được quy luật hình thành và phát triển của tổ chức tội phạm đó, nắm bắt được cơ cấu tổ chức của chúng. Điều này sẽ giúp các cơ quan xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cần ưu tiên ở từng thời điểm như sau:

- Thứ nhất: Cần phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn khi các băng, nhóm mới manh

nha hình thành ngay từ giai đoạn 1 và 2; có biện pháp thích hợp, không để chúng lớn mạnh và phát triển thành tổ chức tội phạm ở giai đoạn 3 và 4. Để làm được việc này các cơ quan chức năng không cho chúng có cơ hội tập hợp với nhau để gây án; xác minh làm rõ, xử lý nghiêm các vụ án do băng nhóm gây ra không cho chúng có điều kiện phát triển mạnh hơn thành tổ chức tội phạm;

toi pham co to chuc noi bat an cua xa hoi phan 4

Hung khí để gây án của tội phạm

- Thứ hai: Làm cho hoạt động của các băng nhóm tội phạm trở nên khó khăn hơn

hoặc không thể hoạt động phạm tội. Khi đã xác định được sự tồn tại của một băng nhóm, cơ quan pháp luật đã có những biện pháp cụ thể, tập trung vào các đối tượng chỉ huy và thành viên của tổ chức, ngăn không cho chúng phạm tội.

- Thứ ba: Phân loại và kiểm soát các băng nhóm, tổ chức tội phạm, nắm bắt được danh sách các đối tượng cầm đầu, chỉ huy, kiểm soát được di biến động của các thành viên chủ chốt của tổ chức để đảm bảo bắt đúng đối tượng khi phá án. Các cơ quan chức năng có biện pháp kiểm soát di biến động, mối quan hệ với các băng nhóm khác, Kiểm tra những cán bộ thoái hóa, biến chất trong bộ máy nhà nước để có đối sách phù hợp…

- Thứ tư: Kiểm soát được các nguồn tài chính của tổ chức và của những đối tượng

cầm đầu, chỉ huy trong tổ chức tội phạm để có thể tịch thu toàn bộ tài sản bất hợp pháp khi triệt phá. Tổ chức tội phạm tồn tại và lộng hành được khi chúng có nguồn tài chính dồi dào, sẵn sàng chi với lượng tiền lớn để hối hộ, mua chuộc những người có quyền lực.

- Thứ năm: Phát hiện phần tử thoái hóa, biến chất trong bộ máy công quyền của địa phương; nếu không, chắc chắn kết quả điều tra sẽ bị hạn chế, kém hiệu quả, không triệt để;

- Thứ sáu: Ngăn chặn từ xa sự xâm nhập của các tổ chức tội phạm quốc tế hoạt động xuyên quốc gia vào nước ta. Với gần 90 triệu dân thì Việt Nam cũng là địa bàn hấp dẫn cho các tổ chức buôn lậu ma túy. Các tổ chức tội phạm quốc tế đang coi Việt Nam là địa bàn dễ dàng kiếm nhiều lợi nhuận do sự yếu lỏng lẻo trong quản lý, có nhiều kẽ hở trong pháp luật có thể khai thác được bằng các biện pháp đầu tư các dự án, đặc biệt là các dịch vụ nhạy cảm, sử dụng công nghệ cao...

Vì vậy, cần có biện pháp nắm bắt được các đối tượng có biểu hiện phạm tội, các đối tượng là thành viên của tổ chức tội phạm quốc tế, các đối tượng dễ có nguy cơ phạm tội để có thể sớm ngăn chặn không cho chúng nhập cảnh vào nước ta, hoặc cho nhập cảnh nhưng có biện pháp giám sát, theo dõi, không cho chúng có cơ hội phạm tội hoặc bắt giữ theo lệnh truy nã của nước ngoài.

Để làm được điều này cần có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ với Cảnh sát nước ngoài thông qua nhiều kênh hợp tác và các hiệp định tương trợ tư pháp, nghị định thư phòng chống tội phạm, trực tiếp qua sĩ quan liên lạc của Cảnh sát. Trong xu thế hội nhập quốc tế, các tổ chức tội phạm ở Việt Nam cũng đang vươn “vòi bạch tuộc” ra rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới để cùng nhau hoạt động phạm tội (băng nhóm hoạt động tại các nước châu Âu và Mỹ), gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra, triệt phá của cơ quan chức năng. Trước thực trạng này, Việt Nam cũng như các nước cần có biện pháp hợp tác chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn từ xa những ảnh hưởng tiêu cực từ các tổ chức tội phạm với tình hình ANTT của đất nước và thế giới./.

Thiên Phú