Tọa đàm trực tuyến về thị trường gas

11:13 | 19/09/2013

1,005 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đúng 8 giờ 30 phút hôm nay (19/9), tại báo điện tử Công Thương diễn ra buổi Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Hướng tới thị trường gas minh bạch và an toàn” với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp... trong lĩnh vực sản xuất- kinh doanh gas.

Nhiều năm trở lại đây, gas là mặt hàng nhiên liệu của nhiều hoạt động sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, như: gốm sứ mỹ nghệ..., đồng thời là mặt hàng tiêu dùng quan trọng, không thể thiếu, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh thương mại- dịch vụ, các nhà hàng, khách sạn...

Thị trường tiêu thụ gas ngày càng rộng lớn và cũng ngày càng phức tạp. Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về điều kiện kinh doanh gas, quy chuẩn về mặt hàng gas..., song cũng có không ít doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh gas tư nhân đã vi phạm pháp luật vì lợi nhuận trước mắt, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính, xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng...

Có rất nhiều vấn đề đặt ra với công tác quản lý thị trường gas như: Nguồn cung và hệ thống phân phối gas trong cả nước như thế nào? Chất lượng và giá cả mặt hàng gas? Những quy định về điều kiện kinh doanh gas, những quy chuẩn đối với mặt hàng gas như thế nào? Vì sao tình trạng gas kém chất lượng, không bảo đảm định lượng vẫn xảy ra ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người tiêu dùng? Công tác kiểm soát thị trường gas, việc xử lý vi phạm, những giải pháp bình ổn thị trường gas thời gian qua như thế nào, hiệu quả ra sao?...

Đó là những câu hỏi đáng quan tâm của cả doanh nghiệp kinh doanh gas và người tiêu dùng cần có những lời giải đáp xác đáng. Và, đó cũng chính là những vấn đề trọng tâm được đặt lên bàn thảo luận của buổi Tọa đàm trực tuyến hôm nay.

Số đông người tiêu dùng chưa hình dung được đằng sau những bình gas mà mình sử dụng hàng ngày thì việc sản xuất, phân phối, các tiêu chí chất lượng an toàn... như thế nào?

 

Trong buổi Trực tuyến do báo Công Thương điện tử tổ chức, các khách mời, các doanh nghiệp cùng người tiêu dùng thảo luận về các chủ đề chính:

Bức tranh tổng quan về thị trường gas

Công tác kiểm soát thị trường gas

Quy chuẩn sản xuất bình gas

Những giải pháp bình ổn thị trường gas

Ngoài ra còn có nhiều vấn đề đáng quan tâm khác của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Khách mời buổi Tọa đàm gồm:

Ông Nguyễn Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương

Ông Trần Trọng Hữu- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gas Việt Nam, Chủ tịch Chi hội Gas miền Bắc

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Ông Đỗ Thanh Lam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương

Ngoài ra còn có đại diện một số chuyên gia, doanh nghiệp sản xuất- kinh doanh gas, một số người tiêu dùng gas và đông đảo phóng viên báo chí.

Công Thương online sẽ liên tục cập nhật những thông tin của buổi Tọa đàm.

 

Cung- cầu trên thị trường gas

Số đông người tiêu dùng trên cả nước sẽ không hình dung được đằng sau những bình gas mà mình sử dụng hàng ngày thì việc sản xuất, phân phối cũng như các tiêu chí chất lượng an toàn đó như thế nào, giá cả tăng là từ đâu? Buổi Tọa đàm trực tuyến hôm nay sẽ cùng các khách mời, các DN đề cập tới một số vấn đề đáng quan tâm: Bức tranh tổng quan về thị trường gas. Công tác kiểm soát thị trường gas. Quy chuẩn sản xuất bình gas. Những giải pháp bình ổn thị trường gas - một thị trường vốn được xem là khá bất ổn trong thời gian qua...

Vẫn phải nhập khẩu nhiều

Hỏi: Là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp, Vụ Thị trường trong nước có thể thông tin về tình hình cung - cầu; nguồn cung từ sản xuất nội địa, yêu cầu NK gas nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước hiện nay?

Ông Nguyễn Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước:  Thị  trường tiêu thụ sản phẩm khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) tại Việt Nam gồm các cơ sở công nghiệp và trong giao thông vận tải chiếm khoảng 35%, cơ sở thương mại, dịch vụ và hộ tiêu thụ dân dụng chiếm khoảng 65%. Nhu cầu tiêu thụ theo vùng thì thị trường miền Nam là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao nhất, chiếm khoảng 66% nhu cầu của cả  nước, tiếp đến là miền Bắc khoảng 30% (đến Đà Nẵng) và miền Trung chiếm khoảng 4%.

LPG sản xuất trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố (với nguồn đầu vào từ mỏ Bạch Hổ) với sản lượng khoảng 250.000 tấn/năm và Nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp sản lượng  khoảng 367.000 tấn/năm.

Về nguồn cung LPG trong nước: Tổng sản lượng tiêu thụ LPG của Việt Nam trong năm 2012 là 1.242.669 tấn, trong đó:

Nguồn LPG sản xuất trong nước: LPG sản xuất trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố (với nguồn đầu vào từ mỏ Bạch Hổ) với sản lượng khoảng 250.000 tấn/năm và Nhà máy lọc dầu Dung Quất cung cấp sản lượng  khoảng 367.000 tấn/năm. 

Nguồn LPG nhập khẩu: Trong năm 2012 là 625.669 tấn (giá trị đạt trên 580,3 triệu USD) chủ yếu từ thị trường 8 nước, trong đó các thị trường nhập khẩu chủ yếu gồm: Trung Quốc với 332.956 tấn (chiếm 53,2%), Quata với 146.381 tấn (chiếm 23,4%), ARập XêÚt với 67.802 tấn (chiếm 10,8%) và Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất với 67.183 tấn (chiếm 10,7%).

 

PV Gas là nguồn cung lớn nhất

Hỏi: Nhiều thông tin cho rằng, hiện PV Gas là DN cung cấp nguồn khí gas trong nước lớn nhất, kể cả nguồn sản xuất và nguồn NK, thị phần của PV Gas nắm tới 70 -80%. Xin ông giải thích rõ về thông tin này?

Ông Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Theo số liệu báo cáo, trong năm 2012, PV Gas cung cấp cho thị trường khoảng 610 ngàn tấn trong đó từ nguồn Dinh Cố khoảng 255 ngàn tấn, từ nguồn nhập khẩu khoảng 360 ngàn tấn, đáp ứng được khoảng gần 50% nhu cầu cả nước. Nếu tính bao gồm cả lượng LPG Dung Quất được phân phối qua các đơn vị thành viên của PV Gas (PVGas Trading, PVGas North, PVGas South) thì PV Gas cung cấp được khoảng trên 70% nhu cầu cả nước.

PVGas hiện đã đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ kho lạnh LPG tại Việt Nam và kho lạnh LPG đầu tiên của VN với qui mô 60.000 tấn đã đi vào hoạt động từ cuối tháng 3/2013.

Lý do PVGas là doanh nghiệp cung cấp nguồn LPG lớn nhất nước:

Về cơ sở vật chất: PVGas hiện đã đi tiên phong trong việc áp dụng công nghệ kho lạnh LPG tại Việt Nam và kho lạnh LPG đầu tiên của VN với qui mô 60.000 tấn đã đi vào hoạt động từ cuối tháng 3/2013.

Về nguồn hàng: PVGas là đơn vị có nguồn cung cấp LPG với đơn hàng số lượng lớn, ổn định. Đồng thời, PVGas có dịch vụ bán hàng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng kịp thời, ổn định và linh hoạt về số lượng.

Về phương thức thanh toán: Khách hàng mua LPG từ PVGas thanh toán bằng VND nên ít chịu sự tác động của yếu tố tỷ giá.

 PVGas và các công ty thành viên là những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh LPG lâu năm và xây dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường LPG ở Việt Nam.

 

Liệu có sự độc quyền?

Hỏi: Dường như Nhà nước chưa kiểm soát được giá gas và việc PV Gas chiếm thị trường trường lớn thế liệu có độc quyền?

Ông Nguyễn Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước:

Cần khẳng định PV Gas kinh doanh gas hiện không thuộc lĩnh vực độc quyền. Mặt hàng này được điều chỉnh bởi Nghị định 107. Trước 2003 có khoảng 30 doanh nghiệp đầu mối gồm 7 DN nhà nước, 16 DN quốc doanh và 7 DN FDI. Hiện còn 23 DN tham gia vào thị trường đầu mối nhập khẩu và cung cấp gas. Các doanh nghiệp này đảm bảo dự trữ và cung ứng cho thị trường. PV Gas thuộc doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, hoạt động của doanh nghiệp bị điều chỉnh theo quy định nên không ngại về việc họ chiếm thị phần lớn nhất.

Thực tế , trong năm 2012, giá LPG bán lẻ được điều chỉnh tăng 8 lần, giảm 6 lần. Giá LPG bán lẻ tăng mạnh nhất vào đầu tháng 3 (tăng 50.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 480.000-510.000 VNĐ/ bình 12kg) và giảm nhiều nhất vào thời điểm đầu tháng 5 (giảm 120.000 VNĐ bình/12kg, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 360.000-390.000 VNĐ/bình 12kg).

Một số dư luận cho rằng, giá bán gas thời gian qua giảm ít. Thực tế , trong năm 2012, giá LPG bán lẻ được điều chỉnh tăng 8 lần, giảm 6 lần. Giá LPG bán lẻ tăng mạnh nhất vào đầu tháng 3 (tăng 50.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 480.000-510.000 VNĐ/ bình 12kg) và giảm nhiều nhất vào thời điểm đầu tháng 5 (giảm 120.000 VNĐ bình/12kg, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng là 360.000-390.000 VNĐ/bình 12kg).

Trong năm 2012 có 3 lần điều chỉnh tăng giảm thuế nhập khẩu LPG, ngày 01 tháng 01 năm 2012 điều chỉnh thuế nhập khẩu LPG từ 2% lên 5% (theo Thông tư số 157/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về quy định mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế) và đầu tháng 3 do giá CP tăng cao đến 1.205USD/tấn, ngày 02 tháng 03 năm 2012 điều chỉnh giảm thuế từ 5% xuống 0%. Ngày 20 tháng 5 năm 2012, giá CP có xu hướng giảm nhiều, điều chỉnh thuế nhập khẩu từ 0% lên 5%.

5 tháng đầu năm 2013 giá CP liên tục giảm, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong khoảng từ 305.000-360.000 VNĐ/bình 12kg. Từ tháng 6 năm 2013 đến nay, giá CP có xu hướng tăng trở lại (tăng 65 USD/tấn từ tháng đầu tháng 6 đến đầu tháng 8), giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong khoảng từ 350.000- 405.000 VNĐ/bình 12 kg

Qua số liệu được cung cấp và phân tích ở trên, có thể nói diễn biến giá LPG chai thời gian qua thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường và  diễn biến giá theo thế giới.

 

Giá gas chỉ điều chỉnh 1 tháng 1 lần

Ông Trần Trọng Hữu- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gas VN, Chủ tịch Chi hội Gas miền Bắc:

Tiếp theo ý kiến của ông An, kinh doanh mặt hàng khí hóa lỏng, áp dụng theo cơ chế giá thị trường thế giới kể từ năm 2001. Đối với vấn đề giá đầu vào của VN đảm bảo quy hoạch.

Giá gas thế giới thay đổi hàng tháng tùy thuộc vào tình hình cung cầu và được công bố bởi Công ty Aramco vào đầu mỗi tháng (gọi là giá CP). Cho nên giá gas từ năm 2001 không có tháng nào giữ nguyên. Hàng tháng các doanh nghiệp kinh doanh gas điều chỉnh theo giá CP để đưa ra giá trên thị trường.

Giá được mua/bán ở Việt Nam từ các nguồn từ nhập khẩu hay trong nước đều tính trên giá CP cộng thêm giá vận chuyển tới các kho đầu mối tại mỗi cảng, tới các trạm chiết nạp, các chi phí chiết nạp, chi phí suất đầu tư (khấu hao kho, trạm, vỏ, v.v), vận hành và quản lý phí, vận chuyển tới khách hàng. Ở Việt Nam, giá gas được quyết định từ đầu tháng và thường giữ nguyên suốt trong tháng đó.

Giá gas thế giới thay đổi hàng tháng tùy thuộc vào tình hình cung cầu và được công bố bởi Công ty Aramco vào đầu mỗi tháng (gọi là giá CP). Cho nên giá gas từ năm 2001 không có tháng nào giữ nguyên. Hàng tháng các doanh nghiệp kinh doanh gas điều chỉnh theo giá CP để đưa ra giá trên thị trường.

Hiện nay, chi phí vận chuyển chiếm chưa tới 10% trong tổng giá thành CP. Qua nhiều năm nay, theo quan sát của Hiệp hội, các doanh nghiệp kinh doanh lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), hiện tại lợi nhuận kinh doanh gas thấp, chỉ khoảng 0,5% doanh thu. Thị trường kinh doanh gas là thị trường đang cạnh tranh khốc liệt. Các DN cạnh tranh nhau quyết liệt bằng chi phí kinh doanh chứ không phải là giá đầu vào. Chính vì thế, người tiêu dùng được hưởng lợi rất nhiều. Các DN thường đưa ra cơ chế giá bán hợp lý để thu hút khách hàng, tăng sản lượng, tăng doanh thu.

Nhà nước quy định về quản lý giá mặt hàng gas này bằng Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính, là một trong 14 mặt hàng bình ổn, tuân thủ kê khai giá (theo cơ cấu giá) và đăng ký giá với tất cả các sở công thương, Bộ Tài chính hàng tháng và trước khi thay đổi giá. Những biên độ thay đổi giá đều có giải trình nguyên nhân. Các đoàn liên ngành do Bộ Công Thương, các Sở Công Thương chủ trì kiểm tra thường xuyên về tuân thủ giá ở các doanh nghiệp và cửa hàng gas. Đến nay, chưa phát hiện DN nào vi phạm quy định này.

Hầu như giá gas chỉ điều chỉnh 1 tháng 1 lần. Tất cả hợp đồng mua bán gas về thị trường VN ký theo tháng, ký hợp đồng trong suốt thời gian dài theo công thức giá CP, chứ không đàm phán mua được giá. Điều này rất khó khăn. DN nào không đảm bảo được nguồn chi phí thì sẽ phải đi mua với giá rất cao.

Vì vậy, ý kiến cho rằng các DN gas (là doanh nghiệp đầu mối) muốn tăng giảm tùy ý là không đúng, do tính chất cạnh tranh khốc liệt theo giá thị trường nên DN gas hiện nay thường xuyên phải tìm cách giảm giá để bán hàng. Tồn kho giảm giá phải tự gánh chịu nên lãi rất thấp. DN gas không thể tự tăng giá.

DN gas (là thương nhân cấp 1 và tổng đại lý phân phối) có trạm chiết nạp bán tới hệ thống phân phối và người tiêu dùng, có lợi thế hơn các doanh nghiệp đầu mối vì không phải đầu tư lớn về cơ sở vật chất, vỏ bình... không cần tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn bình gas và cũng không bị áp lực tồn kho giảm giá nên họ có giá rất thấp so với hãng gas lớn. Hiệp hội Gas theo dõi, hàng tháng giá bán đến người tiêu dùng đều được yêu cầu hệ thống phân phối niêm yết giá, chỉ có thể giảm 1.000- 5.000 đồng tùy theo sự cạnh tranh.

 

 

Vì sao giá gas luôn tăng?

Hỏi: Nhà nước chưa kiểm soát được giá mặt hàng gas, giá gas hầu như chỉ có tăng mà rất ít khi giảm, làm ảnh hưởng đến giá tiêu dùng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. DN thì lãi, người tiêu dùngthì thiệt thòi. Vậy ý kiến của ông về vấn đề này?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN:

Qua theo dõi, không phải giá gas chỉ tăng. Năm 2012, gas trở nên quan trọng trong đời sống, Vụ TTTN Bộ Công Thương cho biết thị trường gas trong nhu cầu sinh hoạt rất lớn. Do vậy việc tăng giảm giá được quan tâm. Giá gas trong nước tăng giảm phụ thuộc vào giá thế giới. Thông tin không được cung cấp kịp thời, minh bạch. Quyền cung cấp thông tin cơ bản là quyền được mọi người quan tâm. Tôi xin chứng mình giá gas có sự tăng giảm, như năm 2012, liên tiếp tăng 3 tháng, tháng 1 tăng 24.000 đồng, vài ngày sau tăng 8.000đồng, tháng 3 tăng 62.000 đồng. Nhưng sau đó 3 tháng tiếp theo giảm, tháng 4 giảm 72.000 đồng do CP thế giới giảm 1.25 USD/tấn. Cuối tháng 6 tăng 10.000- 12.000/bình, từ tháng 8 tăng liên tiếplên  52.000 đồng, tháng 10 tăng 7.000 đồng.

Nếu DN chiếm thị phần chiếm khoảng 30% trở lên thì người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng đến quyền lợi.

Theo dõi diễn biến giá thế giới, biên độ tăng giảm thì các đơn vị kinh doanh luôn chủ động để điều chỉnh tỷ giá. Ở góc độ người tiêu dùng thì DN có thuận lợi trong việc tăng giảm giá gas. Còn vấn đề độc quyền, nếu DN chiếm thị phần chiếm khoảng 30% trở lên thì người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng đến quyền lợi. Mặc dù cơ chế thị trường thực hiện từ năm 2011, đồng nghĩa có sự cạnh tranh về thị phần. Nhưng giá cả nên trong trường hợp này người tiêu dùng có sự ảnh hưởng.

 

Tăng- giảm giá gas phải tuân theo cơ chế thị trường

Ông Trần Trọng Hữu- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gas VN:

Liên quan đến 2 vấn đề: tăng giảm giá và độc quyền, dưới góc độ Hiệp hội Gas, tôi có một vài ý kiến sau:

Vấn đề tăng giảm giá tuân theo cơ chế thị trường, hàng tháng tăng giảm giá. Đề nghị Hiệp hội Người tiêu dùng hiểu là kinh doanh gas rất vất vả, điều chỉnh giá có lúc giá tháng sau rất cao, thông tin giá gas rất cởi mở. Chẳng hạn như dự kiến giá gas thế giới tăng bao nhiêu và giảm bao nhiêu. Trên cơ sở đó, các đại lý gas căn vào đó để điều chỉnh giá. Ví dụ tháng sau giá gas giảm 50USD, để tránh sự tồn kho, sự tồn hại của DN thì DN sẽ giảm giá thấp xuống để bán được hàng tồn kho. Như vậy, người tiêu dùng sẽ được lợi.

Tuy nhiên, cũng có thiệt hại cho người tiêu dùng, ví dụ như có thông tin giá tháng sau tăng 50USD, các DN phân phối đến người tiêu dùng, để đảm bảo tháng trước thiệt hại, tháng sau phải tăng giá, cũng có DN lợi dụng vấn đề đó để điều chỉnh giá cho hệ thống đại lý. Theo thống kê, kinh doanh gas lợi nhuận thấp, chỉ chiểm 0,5% doanh thu.

Với góc độ của Hiệp hội Gas, cam kết trao đổi thông tin với ông Hùng một cách minh bạch để thông tin cho người tiêu dùng 1 cách cởi mở và rõ ràng.

PVGas không tham gia vào vấn đề giá cho người tiêu dùng. Vì PVGas chỉ là đơn vị cung cấp nguồn, có nhà máy sản xuất khí ở trong Vũng Tàu, PVGas chỉ cung cấp cho các nhà phân phối, thương nhân cấp 1 (có thương hiệu bình gas trên thị trường), chứ không tham gia bán hàng trực tiếp trên thị trường.

Liên quan đến sự độc quyền của PVGas: PVGas không tham gia vào vấn đề giá cho người tiêu dùng. Vì PVGas chỉ là đơn vị cung cấp nguồn, có nhà máy sản xuất khí ở trong Vũng Tàu, PVGas chỉ cung cấp cho các nhà phân phối, thương nhân cấp 1 (có thương hiệu bình gas trên thị trường), chứ không tham gia bán hàng trực tiếp trên thị trường.

Hiện tại, PVGas đứng ra là đơn vị nhập khẩu cho các DN Việt Nam thì DN VN có lợi. Bởi ký kết với đối tác nước ngoài hết sức phức tạp, giá đầu vào chi phí vận chuyển chỉ chiếm 7-8% trong tổng giá thành, nếu giảm đi thì giảm được một ít. Nhiều thương nhân cấp 1 Bộ Công Thương có giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu nhưng nhiều DN không đủ khả năng nhập khẩu.

Bên cạnh đó, về xuất nhập khẩu rất phức tạp, khâu thanh toán L/C rất “nguy hiểm”, bởi L/C phải thanh toán trong vòng 30 ngày. Nếu tỷ giá trong nước điều chỉnh trượt giá thì DN sẽ lỗ hoàn toàn. Trong khi đó nhập khẩu về VN ngày hôm sau lấy về kho luôn, trong đoạn vênh 30 ngày đó, tỷ giá trượt giá đi thì DN bị lỗ chứ không phải lãi, chưa kể thu xếp tiền USD, DN sẽ không thể chịu được.

 

 

Người tiêu dùng “thiệt đơn, thiệt kép”?

Nếu bỏ tiền ra mua gas với giá tăng hợp lý, hoặc thậm chí có thể chấp nhận cao một chút nhưng được sử dụng loại gas đạt tiêu chuẩn chất lượng, đủ trọng lượng, đặc biệt là bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ yên tâm và dễ chấp nhận. Song, trong khi vẫn phải mua gas giá cao nhưng lại mua phải gas giả, kém chất lượng, không an toàn, đó là sự “thiệt đơn, thiệt kép” đối với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng khiếu nại

Hỏi: Thời gian qua (nhất là trong năm 2012-2013), Hội bảo vệ NTD đã nhận được những đơn thư tố cáo hay phản ánh của NTD về việc mua phải gas giả, kém chất lượng, thiếu trọng lượng…?

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN:

Hiện nay thị trường gas làm người tiêu dùng thiệt đơn, thiệt kép. Giá gas được công bố minh bạch như vậy là đúng.

Ví dụ trường hợp ngày 26/6/2102 có thư kiến nghị khẩn về việc 148 hộ dân (có cả người nước ngoài) không nấu ăn được gây nên cảnh hỗn loạn mất an toàn. Người thì mua bình gas khác, người thì dùng bếp điện để giải quyết tình thế. Theo nội dung đơn thì Công ty cổ phần Dầu khí Sông Hồng cắt gas trong khi 2 bên chưa thống nhất. Ở đây nói đến ý độc quyền, nhà cung cấp khác đến cũng rất khó. Ngày 19/4 có công văn nếu khách hàng không thanh toán đủ tiền sẽ ngừng cung cấp.

Theo ý kiến của Hiệp hội, nhãn hàng hóa, dán trên bình gas nên đề cả giá cả một cách minh bạch.

Ngày 27/7, ban quản trị có đơn kiến nghị khẩn cho rằng, công ty đơn phương điều chỉnh tỷ trọng bán gas từ 1,2kg/m3 lên 2,35kg/m3 không đúng hợp đồng gây nên thiệt hại cho người tiêu dùng. Do không thỏa thuận với bên mua nên tỷ lệ điều chỉnh không khoa học, người mua không  đồng tình nên không thanh toán tiền dẫn đến tình trạng cắt gas sử dụng của người dân. Tuy ngừng cung cấp gas nhưng cũng không cho DN khác vào cuộc do tính độc quyền. Đây là vụ khá điển hình động chạm đến cả DN và người tiêu dùng.

Một trường hợp nữa, tại Hà Nội, Hiệp hội nhận được khiếu nại nhà cung cấp thiếu cân, 1 bình gas dùng trong 2 tháng nhưng 7 ngày đã hết gas. Những khiếu nại  trên đến hiệp hội chưa nói lên điều gì nhưng ý kiến người dân vẫn được Hiệp hội rất được quan tâm và tìm biện pháp sử lý.

Theo ý kiến của Hiệp hội, nhãn hàng hóa, dán trên bình gas nên đề cả giá cả một cách minh bạch. Một mặt hàng liên quan đến quyền an toàn nên có biện pháp can thiệp của cơ quan chức năng để tăng cường kiếm tra, kiểm soát để tránh tình trạng rút ruột gas, tránh trường hợp không an toàn xảy ra, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

 

Nhiều thủ đoạn sang chiết gas trái phép

Hỏi: Các thông tin báo chí đã nêu nhiều vụ việc QLTT triệt phá các cơ sở làm gas giả, nhái thương hiệu, sang chiết gas lậu… xin ông cho biết những thủ đoạn, hành vi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gas trái phép? Tác hại của nó như thế nào với người tiêu dùng cũng như DN, thưa ông?

 Ông Đỗ Thanh Lam- Phó Cục trưởng - Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương:

Thưa quý vị, lực lượng QLTTT là lực lượng chuyên trách kiểm tra vi phạm trên thị trường nội địa, mỗi năm kiểm tra xử lý gần 90 nghìn vụ vi phạm pháp luật.

Từ đầu năm đến nay, QLTT đã xử lý 400 vụ, phạt hành chính 2 tỷ đồng, tịch thu lượng lớn tang vật gồm hơn 15 nghìn bình LPG, hơn 20 nghìn bình gas mini và nhiều dụng cụ sang chiết ga trái phép.

Gas là mặt hàng mà QLTT tập trung kiểm tra, kiểm soát. Từ đầu năm đến nay, QLTT đã xử lý 400 vụ, phạt hành chính 2 tỷ đồng, tịch thu lượng lớn tang vật gồm hơn 15 nghìn bình LPG, hơn 20 nghìn bình gas mini và nhiều dụng cụ sang chiết ga trái phép.

Dù phát hiện nhiều vụ việc nhưng nhìn chung, tình trạng sang chiết gas trái phép vẫn diễn biến khá phức tạp. Do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là đối tượng làm ăn phi pháp tinh vi, thay đổi phương thức hoạt động. Cụ thể: Sang chiết gas trái phép ở vùng ven đô, hẻo lánh…, sang chiết bằng dụng cụ tự chế, mua lại vỏ bình trôi nổi, chiếm dụng vỏ bình DN có uy tín cắt quai, sơn lại, mài chữ để làm giả. Có nhiều cơ sở sang chiết bình 12kg sang bình mini; sang bình lớn sang bình nhỏ không đúng quy trình, kinh doanh hàng kém chất lượng;hay đổi thủ đoạn, theo dõi lực lượng chức năng nhằm trốn tránh.

Sang chiết gas trái phép gây tác hại nhiều mặt: Về kinh tế người tiêu dùng bị thiệt thòi, không dùng gas đúng chất lượng; DN làm ăn chân chính bị thiệt hại, nhà nước thất thu thuế… Đặc biệt gây mất an toàn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tới những người xung quanh.

 

Chất lượng, độ an toàn của bình gas "có vấn đề"

Hỏi: Số lượng vỏ chai gas bị hoán cải hiện là rất lớn gây thiệt hại cho các Công ty gas làm ăn nghiêm túc,đe dọa an toàn và tính mạng của người dân trong khi đó Thông tư 41/2011/TT-BCT  đã có hiệu lực từ ngày 1/2/2012 quy định các cơ sở sản xuất sửa chữa vỏ chai gas phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG. Chi hội gas miền Nam đã nhiều lần đề nghị  phải công khai các cơ sở sản xuất, sửa chữa vỏ chai đủ điều kiện để tạo điều kiện cho việc giám sát của các Công ty gas nhưng không được đáp ứng. Tại sao lại phải bí mật danh sách này?

Ông Nguyễn Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước:

Trong Nghị định 107 có quy định về đơn vị đầu mối nhập khẩu gas. Sau gần 3 năm thực hiện Nghị định cũng bộc lộ một số hạn chế. Vụ Thị trường trong nước cũng đang chuẩn bị sơ kết việc thực hiện Nghị định 107, trong đó sẽ có những quy định chặt chẽ hơn trong việc kinh doanh gas để đảm bảo an toàn. Phối hợp với Cục An toàn kỹ thuật đưa ra những quy chuẩn và công khai quy chuẩn vỏ bình gas.

Trong Nghị định 107 có quy định về đơn vị đầu mối nhập khẩu gas. Sau gần 3 năm thực hiện, Nghị định cũng bộc lộ một số hạn chế.

Hiện tại danh sách trạm kiểm định LPG đã được đăng trên Website Bộ Công Thương. Khi ban hành các  Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế tạo, sửa chữa chai chứa LPG; trạm kiểm định chai chứa LPG được gửi tới các đơn vị liên quan như Vụ Thị trường trong nước, Cục Quản lý thị trường và Sở Công Thương. Sắp tới, Cục An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp sẽ phối hợp với Cục Thương mại điện tử để xem xét đưa danh sách các cơ sở chế tạo chai chứa LPG lên website của Bộ Công Thương.

 

 Ông Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng phòng Cục An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương:

Được Bộ Công thương giao cho kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sửa chữa vỏ chai LPG. Khi đã ban hành các quy định thì đều gửi cho các đơn vị chức năng như quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước… Hoàn toàn không có chuyện “dấu diếm”. Thời gian tới sẽ đưa thông tin lên trang web của các sở Công Thương.

 

Chưa quyết liệt trong công tác kiểm soát trị trường, xử lý vi phạm?

Dường như các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng QLTT chưa thực sự quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường gas, chưa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật trong kinh doanh gas?

 

Việc xử lý vi phạm đã nghiêm minh?

Hỏi: Một độc giả ở Bình Dương gửi về Ban Biên tập câu hỏi: Dường như các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng QLTT chưa thực sự quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường gas - ông suy nghĩ về ý kiến này như thế nào? (ông cũng có thể cho biết những bất cập trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường gas).

Cũng liên quan đến vấn đề này bà Lê Thị Anh Mẫn, Chủ tịch Chi hội gas MN thuộc HH gas VN xin đại diện cho Chi hội gas MN gửi về cho các vị khách mời câu hỏi như sau: “Việc xử lý vi phạm tại một số địa phương chưa nghiêm, chỉ xử phạt hành chính các trạm san chiết trái phép lấy lệ vài ba chục triệu đồng rồi để cho họ tiếp tục san chiết trái phép, khi khởi tố vụ án thì lại cho là các trạm chiết chỉ bán gas không truy tố tội sản xuất hàng giả

Có thể áp dụng Nghị định 08/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả để xử phạt các trạm san chiết nạp gas trái phép?(Nghị định 08/2013/NĐ-CP có hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện sản xuất hàng giả có tác dụng răn đe cao hơn).

Ông Đỗ Thanh Lam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương:

Mặt hàng gas liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, quyền lợi của người tiêu dùng, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo Cục QLTT chú trọng kiểm soát gas, coi đây là mặt hàng trọng điểm.

Về chức năng, QLTT chỉ có chức năng kiểm tra vi phạm hành chính. Đối với các vi phạm, QLTT căn cứ vào hành vi vi phạm để xử lý. Khi có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển cơ quan Công an.

Để ổn định, minh bạch thị trường, thứ nhất, cần có hành lang pháp lý đủ mạnh để điều tiết, kiểm tra, kiểm soát. Thứ hai, lực lượng chức năng cũng cần tăng cường kiểm  tra kiểm soát.

Cục QLTT được Bộ Công Thương giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong buôn bán hàng giả, đã được Chính phủ ban hành đầu năm. Nghị định này có nhiều nội dung, trong đó có nội dung quan trọng quy định về hàng giả như: hàng giả là không có công dụng, chất lượng chính dưới 7%...

Về chức năng, QLTT chỉ có chức năng kiểm tra vi phạm hành chính. Đối với các vi phạm, QLTT căn cứ vào hành vi vi phạm để xử lý. Khi có dấu hiệu hình sự sẽ chuyển cơ quan Công an.

Dù vậy,quá trình xử lý vụ việc của QLTT gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là đối tượng làm ăn phi pháp sử dụng nhiều thủ đoạn. Vì vậy, áp dụng chế tài., kiểm tra, xử lý là rất gian nan.

 

Những bất ổn trên thị trường gas - Cảnh báo với người tiêu dùng

Hiện nay có quá nhiều thương nhân kinh doanh gas. Gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng việc đăng ký kinh doanh quá dễ dàng đã làm nảy sinh nhiều gian lận thương mại, ảnh hưởng đến các thương hiệu có uy tín và quyền lợi của người tiêu dùng. Do vậy, nếu có các biện pháp siết chặt việc cấp phép kinh doanh gas và quản lý, xử lý mạnh tay các vi phạm sẽ làm thị trường gas càng lành mạnh.

Làm gì để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?

Hỏi: Để bảo vệ quyền lợi NTD, cũng như lợi ích chính đáng của các DN sản xuất kinh doanh gas chân chính, Hiệp hội Gas VN; Hội Bảo vệ NTD đã có những biện pháp hoặc sự phối hợp gì với các cơ quan chức năng nhằm hạn chế những hành vi phi pháp trên thị trường?

Ông Trần Trọng Hữu- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gas VN:

Liên quan đến câu hỏi này, tôi có ý kiến sau:

Kể từ khi thành lập đến nay, Hiệp hội gas đã tích cực phối hợp với Ban Chỉ đạo 27, Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương, Bộ Công An cùng các địa phương để lành mạnh thị trường kinh doanh gas tại VN. Thực ra, trong quá trình phối hợp, Hiệp hội Gas có nhiều kiến nghị liên quan về gian lận thương mại trong kinh doanh gas. Thực trạng này xảy ra rât tràn lan. Hiệp hội  Gas chỉ hỗ trợ mà không xử lý được. Theo tôi, đề nghị Cục QLTT, Bộ Công Thương nên có quy định xử phạt chặt chẽ hơn.

Không có nước nào trong khu vực Đông Nam Á mà thị trường kinh doanh gas lại lộn xộn như thị trường VN. Đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, liên quan đến tính mạng của người sử dụng mà cấp phép kinh doanh gas quá dễ dàng.

Tôi thấy không có nước nào trong khu vực Đông Nam Á mà thị trường kinh doanh gas lại lộn xộn như thị trường VN. Đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, liên quan đến tính mạng của người sử dụng mà cấp phép kinh doanh gas quá dễ dàng.

Do kinh doanh gas có chi phí đầu tư quá lớn, cho nên phát sinh hiện tượng gian lận rất nhiều, cộng thêm việc dễ dãi, chưa có chế tài rõ ràng dẫn đến việc xử lý gian lận rất khó. Chúng tôi rất thông cảm cho các Cơ quan quản lý Nhà nước, lực lượng mỏng, quản lý không xuể. Nếu chỉ có Quản lý thị trường kiểm tra thì xử lý rất khó, một số cửa hàng còn thuê “đầu gấu” ngăn cản.

Ngay cả, quản lý ở phường đi kiểm tra dân tình không sợ, phải có bóng dáng Công An thì mới sợ.

Đề nghị Cơ quan Quản lý Nhà nước phối hợp chặt chẽ xử lý, nhất là có chế tài chặt chẽ, bởi hiện nay, ai cũng có thể mở được, chỉ 1 ngày là xong giấy cấp phép. Chúng tôi rất mong mỏi có thị trường gas lành mạnh để từ đó sẽ giúp cho DN có lợi, người tiêu dùng cũng có lợi, Nhà nước đỡ thất thu thế, người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm tốt hơn.

 

Thực trạng hệ thống kinh doanh gas?

Xin cho biết thực trạng hệ thống kinh doanh gas hiện nay? Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong quản lý thị trường gas? Bộ Công Thương giao trách nhiệm cho các DN đầu mối quản lý hệ thống tổng đại lý, đại lý, tuy nhiên các DN đầu mối lại kêu không đủ điều kiện quản lý hệ thống này - Vậy ý kiến của ông?

Một DN thuộc Chi hội Gas MN có ý kiến như sau: Bộ Công Thương quy định gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng chỉ quy định các Sở Công thương cấp giấy đủ điều kiện cho các Cửa hàng gas và Trạm chiết nạp gas, không quy định đơn vị nào cấp giấy đủ điều kiện cho các thương nhân đầu mối. Gần trăm Công ty đầu mối cứ tự xưng, chẳng có ai kiểm tra xử lý, đầu mối hỗn loạn thì làm gì có thị trường ổn định?

 Ông Nguyễn Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước:

Hệ thống kinh doanh LPG hiện nay bao gồm: Thương nhân sản xuất, chế biến LPG: có 2 nhà máy sản xuất LPG ở Dung Quất (Quảng Ngãi) và Dinh Cố (Vũng Tàu) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu LPG: Đến hết năm 2012 có 30 thương nhân kinh doanh LPG đã được chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG (Thời điểm hiện tại có 26 thương nhân được xác nhận là thương nhân đầu mối có quyền xuất khẩu, nhập khẩu LPG).

Thương nhân phân phối LPG cấp I: Hiện tại chưa có quy định để xem xét và theo dõi đối với loại hình thương nhân phân phối LPG cấp I.

Tổng đại lý kinh doanh LPG: có khoảng 130 tổng đại lý thuộc các thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG.

Đại lý và cửa hàng bán lẻ LPG: có trên 3.500 đại lý và trên 8.000 cửa hàng bán lẻ LPG.

 Kho chứa LPG: có khoảng 50 kho chứa, tổng dung tích khoảng 275.000 m3 (sở hữu, đồng sở hữu, thuê lại) của 30 thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG.

Trạm nạp LPG vào chai: có khoảng 200 trạm nạp LPG có đủ điều kiện nạp LPG vào chai trên địa bàn cả nước (trong đó có 125 trạm nạp LPG thuộc 30 thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG).

Đối với trạm cấp LPG cho các tòa nhà cao tầng, tại miền Bắc hiện có 3 công ty là Công ty cổ phần khí hóa lỏng Miền Bắc, Công ty TNHH Tân An Bình, Công ty TNHH City Gas; tại miền Nam hiện có 1 công ty Công ty TNHH City Gas.

Còn đối với trách nhiệm của Bộ Công Thương trong quản lý thị trường LPG tôi xin trả lời: Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong quản lý thị trường LPG được quy định tại Điều 56 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, trong đó một số nội dung chính như sau: Ban hành Quy chế đại lý kinh doanh LPG; kiểm tra, xác nhận và thông báo cho cơ quan hải quan các thương nhân đủ điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu LPG. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiểm tra, giám sát thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG, thương nhân sản xuất, chế biến LPG, thương nhân phân phối LPG cấp I, tổng đại lý, đại lý kinh doanh LPG tuân thủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP.

Bộ Công Thương cũng chỉ đạo lựng lượng quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi toàn quốc trong việc tuân thủ quy định về an toàn, thiết lập hệ thống phân phối theo quy định, vệ sinh lao động; kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cửa hàng bán LPG chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cấp LPG và Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào ô tô do Sở Công Thương cấp theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật an toàn về trạm nạp LPG vào chai, trạm cấp LPG; tiêu chí, điều kiện đối với trạm kiểm định chai LPG và thực hiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các trạm kiểm định chai LPG; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở sản xuất, sửa chữa chai LPG.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật hiện hành quy định nội dung, tổ chức biên soạn tài liệu, đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về kinh doanh LPG cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh LPG trong phạm vi toàn quốc.

Các thương nhân đầu mối cần tập trung tổ chức, xây dựng chính sách, kiểm tra kiểm soát đối với hệ thống phân phối LPG của mình nhằm gắn kết các đơn vị kinh doanh LPG trong hệ thống và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia hệ thống phân phối LPG.

Điều kiện quản lý hệ thống phân phối của các thương nhân đầu mối: Theo tinh thần của Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, phân phối LPG là hoạt động cơ bản, lâu dài là yếu tố quan trọng trong việc thiết lập trật tự, ổn định thị trường LPG, đồng thời, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn an toàn theo chuỗi, thương nhân đầu mối phải quản lý được hệ thống phân phối thông qua các quyền và nghĩa vụ đã được quy định như: tổ chức hệ thống phân phối kinh doanh LPG trực thuộc; kiểm tra, giám sát cơ sở kinh doanh LPG, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán LPG; chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng LPG bán ra trong hệ thống phân phối thuộc thương nhân quản lý.

Do vậy, các thương nhân đầu mối cần tập trung tổ chức, xây dựng chính sách, kiểm tra kiểm soát đối với hệ thống phân phối LPG của mình nhằm gắn kết các đơn vị kinh doanh LPG trong hệ thống và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia hệ thống phân phối LPG.

Hệ thống phân phối của các thương nhân đầu mối bao gồm: doanh nghiệp thành viên, chi nhánh doanh nghiệp, cửa hàng hoặc trạm nạp LPG vào ô tô hoặc trạm cấp LPG và có tối thiểu 40 (đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG; có tối thiểu 20 đối với thương nhân phân phối LPG cấp I và đối với thương nhân sản xuất chế biến trong trường hợp tổ chức bán lẻ LPG và LPG chai trên thị trường phải thiết lập hệ thống phân phối) đại lý kinh doanh LPG (tổng đại lý và đại lý hoặc các đại lý) đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này).

Tôi cũng xin trả lời câu hỏi của Chi hội gas Miền Nam: Theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ, LPG là mặt hàng kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Để giảm bớt các loại “Giấy phép con”, giảm phiền hà cho các thương nhân, theo đó, Nghị định 107/2009/NĐ-CP quy định cấp 2 loại giấy là chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, chế biến LPG và giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với trạm nạp LPG vào chai; cửa hàng bán LPG; trạm cấp LPG; trạm nạp LPG vào ôtô

Nghị định 107 cũng quy định rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị kinh doanh đầu mối. Cũng đã có những quy định rõ ràng cho các bộ ngành về lĩnh vực quản lý đối với kinh doanh gas. Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, Nghị định 107 cũng có quy định các hoạt động khác không cần thiết phải cấp Giấy phép mà chỉ cần quy định điều kiện, đáp ứng đủ điều kiện được phép hoạt động kinh doanh ở từng khâu.

Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian qua, các quy định trên đã phát sinh một số bất cập cần nghiên cứu, sửa đổi hoặc thay thế đặc biệt là đối với việc quản lý hoạt động và các điều kiện của thương nhân phân phối LPG cấp I.

 

Quy hoạch hệ thống sản xuất- kinh doanh gas?

Hỏi: Có nên xây dựng quy hoạch hệ thống kinh doanh gas, hoặc có biện pháp siết chặt việc cấp phép kinh doanh cho các cửa hàng kinh doanh gas để quản lý tốt hơn hệ thống này?

Ông Trần Trọng Hữu- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gas VN:

Vừa rồi, Hiệp hội Gas có ý kiến, kinh doanh gas có điều kiện. Hiện tại, công tác quản lý từ doanh nghiệp đến cơ quan quản lý Nhà nước cần có nhiều điều chỉnh. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch hệ thống kinh doanh gas hoặc có biện pháp siết chặt việc cấp phép kinh doanh cho các cửa hàng kinh doanh gas là điều cần thiết.

Hiệp hội Gas cam kết phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước cụ thể là Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường để có những ý kiến cụ thể làm sao để có quyết định kiểm soát thị trường gas một cách tốt nhất và lành mạnh.

 

Những quy định pháp luật về sản xuất- kinh doanh gas?

Hỏi: Nghị định 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ  ban hành ngày 26/11/2009 quy định về hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và điều kiện để kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên thị trường nhằm quản lý thị trường gas. Đến nay sau gần 4 năm thực hiện, xin ông cho biết những bất cập, thậm chí không còn phù hợp với tình hình hiện nay?

Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 97/CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng và có hiệu lực vào ngày 10/10/2013. NĐ này thay thế 1 số NĐ cũ như: NĐ số 145/2006/NĐ-CP; NĐ số 104/2011; NĐ số 105/2011 của Chính phủ…, tuy nhiên, chưa có sự sửa đổi một số điều bất cập thể hiện trong NĐ 107/2009. Vậy thời gian tới, Bộ Công Thương có nên sớm tiến hành sửa đổi, bổ sung để xây dựng một NĐ mới hoàn thiện hơn về tính pháp lý nhằm tăng cường quản lý thị trường gas tốt hơn?

Ông Nguyễn Lộc An- Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước: Nghị định 107/2009/NĐ-CP được ban hành phải nói rằng đã đóng góp tích cực đối với thị trường LPG trong thời gian qua, tuy nhiên, sau gần 4 năm áp dụng đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cần xem xét, đánh giá và hoàn thiện trong thời gian tới, cụ thể: Thương nhân phân phối LPG cấp I chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Thương nhân phân phối LPG cấp I thuộc nhóm thương nhân đầu mối là nơi phát nguồn LPG trên thị trường với nhiều quyền hạn có tác động đến sự biến động của thị trường LPG trong nước như: tổ chức hệ thống phân phối LPG, tổ chức nạp LPG vào chai, quy định giá bán LPG và LPG chai trong hệ thống phân phối,… và thường hoạt động trên địa bàn của nhiều tỉnh,thành.

Việc xây mới và cấp phép các trạm chiết nạp LPG chủ yếu là các trạm của các doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập chưa thực sự chặt chẽ, tình hình san chiết nạp LPG vi phạm các quy định về san chiết trở nên phổ biến. Các quy định và hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với các thiết bị phụ trợ liên quan đến vận hành và sử dụng LPG về chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, nguồn gốc xuất xứ như bếp LPG, ống dẫn LPG và van chai LPG các loại, van khóa đường ống,… chưa cụ thể và sát sao.

Bên cạnh đó, một số quy định trong Nghị định 107/2009/NĐ-CP chưa thực sự rõ ràng, tạo ra cách hiểu không đồng nhất. Chưa có quy định quản lý đối với một số loại khí khác như LNG, CNG, mặc dù thực tế đã có những văn bản quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy hoạch phát triển đối với ngành công nghiệp khí đã có đề cập nhưng còn rất ít cần nghiên cứu, xây dựng bổ sung vào hệ thống văn bản pháp quy.

 

Độ an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép

Hỏi: Liệu Thông tư 18 có trở thành “barie” hạn chế được các bất cập trên thị trường gas hay không?

Cũng liên quan đến Thông tư này, một DN kinh doanh gas gửi tới Ban Biên tập nội dung như sau: Với tình hình kiểm tra kiểm soát như hiện nay thì Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép sẽ gây thêm khó khăn cho các DN làm ăn nghiêm túc vì quy định loại bỏ các chai chứa LPG được sử dụng trên 26 năm kể từ ngày sản xuất.( theo khoản 2 c điều 12 của Quy chuẩn). Như vậy các vỏ chai gas sau 26 năm còn tốt thì vẫn bị loại bỏ còn các Công ty gas làm ăn gian dối cứ việc thay tay xách thành chai gas mới lại ngang nhiên lưu thông?

Ông Nguyễn Hữu Dũng- Cục An toàn môi trường công nghiệp:

Từ 2012 đến 31/7/2013, Cục được giao xây dựng tiêu chuẩn về chai chứa khí hóa lỏng bằng thép. Cần có quy định đồng bộ về kỹ thuật đối với loại chai này với những quy định cụ thể để hạn chế những bất cập và an toàn cho người sử dụng.

Với những chai chứa khí hóa lỏng có thời gian sử dụng 26 năm năm thì không đảm bảo an toàn, cần loại bỏ.

 

Ông Trần Trọng Hữu- Phó Tổng thư ký Hiệp hội Gas VN:

Hiệp hội Gas đồng tình với ý kiến của ông Dũng. Quy chuẩn theo thông tư 18 là hành lang kỹ thuật bắt buộc các DN. Vấn đề đảm bảo an toàn người tiêu dùng hay không, theo tôi đánh giá thì không nằm ở trong quy chuẩn này. Quyền lợi người tiêu dùng đảm bảo hay không lại nằm ở vấn đề gian lận thương mại, làm ăn không chân chính, không có kiểm tra, kiểm soát, sang chiết gas thiếu cân, bình gas có nguy cơ tiềm ẩn không an toàn.

Các hãng lớn, bình gas kiểm tra rất kỹ như bình đảm bảo mẫu mã, van có hở hay xì và sau khi nạp xong thì cân kiểm tra có đủ hay không? Nếu người ta làm lậu thì không kiểm tra như thế, nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn rất cao.

Một số vụ cháy nổ bình gas ở người dân không xuất phát từ bình gas mà từ lỗi của người tiêu dùng sử dụng không an toàn như đun nấu tắt không hết, gas rò rỉ, dẫn nguy cơ mất an toàn. Dây dẫn gas nối từ bình gas đến bếp có thể hỏng, người tiêu dùng lại không kiểm tra, trách nhiệm Bảo hiểm không có.

Tôi thấy, quy chuẩn theo thông tư 18 rất tốt, đây là giới hạn tối thiểu của DN áp dụng, có thể coi là sàn chung để áp dụng đối với các DN.

Hiện tại, Bộ Công Thương đã có cấp giấy chứng nhận hợp quy cho đơn vị sản xuất này. Tôi cho rằng, công tác này phải giám sát đầy đủ và công bố rõ ràng. Chỉ bình gas sản xuất ở đơn vị có giấy chứng nhận hợp quy thì mới được lưu thông trên thị trường. Theo đúng thông tư có hiệu lực từ 15/9, đề nghị Cục An toàn kỹ thuật và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) triển khai nhanh để tránh trường hợp đăng ký hợp đồng rồi thì kiểm tra rất khó.

Thứ hai là, nguy cơ về mất an toàn là phụ kiện phục vụ cho bình gas. Vừa rồi, một số vụ cháy nổ bình gas ở người dân không xuất phát từ bình gas mà từ lỗi của người tiêu dùng sử dụng không an toàn như đun nấu tắt không hết, gas rò rỉ, dẫn nguy cơ mất an toàn. Dây dẫn gas nối từ bình gas đến bếp có thể hỏng, người tiêu dùng lại không kiểm tra, trách nhiệm Bảo hiểm không có. Vì vậy, mong muốn Bộ Công Thương, Cục An toàn nên xem xét quy định quy chuẩn về phụ kiện trong gas như dây dẫn gas chất lượng như nào, đảm bảo sử dụng vật liệu như đỡ bị chuột cắn; van điều áp bình gas an toàn. Nếu DN nào dưới quy chuẩn đó, thì tịch thu và tiêu hủy. Làm được như này thì sẽ rất tốt.

Để thị trường gas minh bạch, an toàn...

Hỏi: Là cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường, sau khi Thông tư 18 có hiệu lực, QLTT sẽ tiến hành những biện pháp trong kiểm tra, kiểm soát thị trường như thế nào để thị trường minh bạch, an toàn?

Ông Đỗ Thanh Lam- Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương:

Thông tư 18 là văn bản quan trọng, quy định an toàn bình chứa khi hóa lỏng từ thiết kế, chế tạo… đến sử dụng. Đây là nội dung là căn cứ để lực lượng chức năng, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Để tiến tới thị trường gas minh bạch, an toàn, lực lượng QLTT nhận thức, đây là vấn đề quan trọng, xử lý vi phạm kinh doanh gas.

Thông tư 18 là văn bản quan trọng, quy định an toàn bình chứa khi hóa lỏng từ thiết kế, chế tạo… đến sử dụng. Đây là nội dung là căn cứ để lực lượng chức năng, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Theo tôi, có 5 vấn đề trọng tâm thực hiện trong thời gian tới: Thứ nhất, tiếp tục nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề, chỉ đạo lực luợng QLTT xử lý vi phạm trong kinh doanh gas.

Thứ hai, xác định trọng tâm, trọng điểm là vấn đề, địa bàn vi phạm ở đâu và thời điểm nào; các hành vi cần quan tâm kiểm tra, kiểm soát. Các trọng tâm này sẽ nằm trong văn bản hướng dẫn các địa phương về kiểm tra, kiểm soát.

Thứ ba, xử lý nghiêm các hành vi vi pham trong kinh doanh gas, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, các vụ việc cáo dấu hiệu hình sự. Thứ tư, tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, hướng dẫn tuyên truyền về quản lý kinh doanh, sử dụng gas. Làm thế nào để DN tuân thủ quy định pháp luật. Cuối cùng, thông qua việc kiểm tra, kiểm soát phát hiện các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, đúc kết để triển khai.

Nhìn chung, cần đồng bộ thực hiện quyết liệt các giải pháp; rà soát, sửa đổi bổ sung khung pháp lý; phối hợp các lực lượng chức năng; nâng cao vai trò hiệp hội và DN. Bên cạnh đó, vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng rất quan trọng. Nếu địa phương ra quân quyết liệt thì sẽ hạn chế được vi phạm trong kinh doanh mặt hàng này.

 

Theo Báo điện tử Công Thương