Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á

09:20 | 04/04/2025

384 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á. Ảnh Reuters

Suốt nhiều thập kỷ qua, khai thác, xuất khẩu và thương mại tự do đã giúp Trung Quốc cùng các nước châu Á khác vươn lên thành những cường quốc kinh tế. Tuy nhiên, hàng loạt chính sách thuế quan của Trump đang phá vỡ các thỏa thuận thương mại này.

Nhà Trắng cho biết tiêu chí áp thuế mới không chỉ dựa trên thâm hụt thương mại của Mỹ mà còn tính đến nhiều yếu tố khác như thuế nội địa, tỷ giá hối đoái, trợ cấp chính phủ và các rào cản thương mại phi thuế quan. Ngoài những mức thuế dự kiến sẽ được công bố vào thứ Tư, mức thuế 25% đối với ô tô và linh kiện ô tô nhập khẩu cũng chính thức có hiệu lực vào thứ Năm.

Ông Trump cũng đã áp đặt thuế đối với Trung Quốc, Canada và Mexico, mở rộng thuế đối với thép và nhôm, và đánh thuế cả những quốc gia nhập khẩu dầu từ Venezuela. Ông dự định tiếp tục áp thuế đối với dược phẩm, gỗ, đồng và chip máy tính.

Chi phí khai thác tăng đã khiến nhiều doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc sang các nền kinh tế khác ở Nam Á, Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Tuy nhiên, sự bất ổn về chính sách thuế quan của ông Trump có thể khiến phần lớn doanh nghiệp chọn cách án binh bất động để chờ xem tình hình tiếp theo.

“Không có quy tắc rõ ràng nào đối với các mức thuế đối ứng, và sự bất ổn là điều duy nhất có thể chắc chắn”, ông Stephen Innes từ SPI Asset Management nhận định.

Trung Quốc: Đối mặt với áp lực từ thuế quan Mỹ

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn dựa nhiều vào xuất khẩu để bù đắp cho nhu cầu nội địa suy yếu. Bắc Kinh đặt ưu tiên vào xuất khẩu ô tô, đặc biệt là xe điện (EV) và pin, nhưng mức thuế 27,5% đối với ô tô và 102,5% đối với EV gần như đã đóng sập cánh cửa vào thị trường Mỹ đối với các hãng xe Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là nhà cung cấp linh kiện ô tô lớn thứ hai cho Mỹ, chỉ sau Mexico.

Trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, Trung Quốc buộc phải chuyển hướng sang khai thác công nghệ cao khi bị áp thuế cao. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn khi Mỹ tiếp tục gia tăng sức ép, kéo theo tình trạng mất việc làm do ngành khai thác thay đổi cơ cấu, theo Raymond Yeung từ ANZ Research.

Để đáp trả, Bắc Kinh đã nâng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ, đặc biệt là nông sản, đồng thời thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với những khoáng sản quan trọng trong khai thác công nghệ cao.

Ngoài ra, xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm đáng kể từ đầu năm nay, và dự báo sẽ tiếp tục giảm sau khi Bắc Kinh áp mức thuế 15% đối với LNG nhập khẩu từ Mỹ.

Nhật Bản

Thủ tướng Shigeru Ishiba cho biết hôm thứ Ba rằng nước này đang nỗ lực để thuyết phục Mỹ loại Nhật Bản khỏi danh sách bị áp thuế đối với ô tô. Hiện tại, Mỹ chiếm khoảng 1/5 tổng xuất khẩu của Nhật Bản, tương đương khoảng 1,5 triệu ô tô mỗi năm.

Dù các hãng xe lớn của Nhật như Toyota, Honda và Nissan đã có nhà máy tại Mỹ và ngày càng mở rộng khai thác ở Mexico, ngành ô tô vẫn đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế Nhật Bản. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Nhật Bản, ngành này đang sử dụng khoảng 5,6 triệu lao động.

Ngoài ô tô, các mặt hàng xuất khẩu như điện tử, máy móc, hóa chất và thép của Nhật Bản cũng có nguy cơ bị Mỹ áp thuế. Một khảo sát của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố hôm thứ Hai cho thấy niềm tin kinh doanh của các nhà khai thác lớn đã giảm sút lần đầu tiên trong vòng một năm qua. Chỉ số Nikkei 225 đã giảm hơn 10% trong ba tháng qua, trong khi cổ phiếu của Toyota lao dốc 27%.

Đài Loan

Hơn 60% nền kinh tế Đài Loan phụ thuộc vào xuất khẩu, với mức thặng dư thương mại với Mỹ lên tới gần 74 tỷ USD trong năm ngoái.

Chip bán dẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đài Loan sang Mỹ, bên cạnh máy tính, thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng. Công ty sản xuất chip Đài Loan (TSMC) đang mở rộng các nhà máy của họ tại bang Arizona, nhờ các ưu đãi của Mỹ và chiến lược phát triển của chính doanh nghiệp. Vào đầu tháng 3, CEO C.C. Wei cam kết đầu tư thêm 100 tỷ USD vào thị trường Mỹ.

Hàn Quốc

Hàn Quốc đạt mức thặng dư thương mại 66 tỷ USD với Mỹ năm ngoái, trong đó xuất khẩu chủ yếu là ô tô, linh kiện điện tử và chip bán dẫn.

Theo Patrick Cronin của Hudson Institute, Hàn Quốc có thể tăng cường đầu tư vào sản xuất ô tô, thép và chất bán dẫn tại Mỹ, đồng thời xem xét điều chỉnh Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ - Hàn (KORUS FTA) để thúc đẩy thương mại cân bằng hơn.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc là một trong những nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới và có thể tăng mua khí đốt từ Mỹ để giúp cân bằng cán cân thương mại, theo một báo cáo từ RaboBank.

Việt Nam

Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam đã áp dụng mô hình phát triển kinh tế dựa vào thương mại và đầu tư nước ngoài, giống như Nhật Bản và Trung Quốc.

Năm ngoái, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại 123,5 tỷ USD với Mỹ – cao thứ ba sau Mexico và Trung Quốc. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm máy móc, dệt may và giày dép.

Nhờ xuất khẩu tăng 14%, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ 7,1% trong năm qua. Chính phủ Việt Nam gần đây tuyên bố cắt giảm thuế nhập khẩu LNG, ô tô, ethanol và một số nông sản để làm dịu căng thẳng thương mại với Mỹ. Đồng thời, Việt Nam cũng chấp thuận thử nghiệm dịch vụ internet vệ tinh Starlink của Elon Musk trong vòng 5 năm.

Ấn Độ

Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Ấn Độ ghi nhận thặng dư thương mại 46 tỷ USD với Mỹ trong năm 2024, theo Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ấn Độ sang Mỹ gồm dược phẩm, hóa chất, ngọc trai, kim cương và đá quý.

Xuất khẩu chiếm gần 1/4 GDP của Ấn Độ, tạo ra hàng triệu việc làm, trong khi Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước này.

Các nhà buôn dầu tránh thuê tàu dài hạn vì e ngại thuế quan của ông TrumpCác nhà buôn dầu tránh thuê tàu dài hạn vì e ngại thuế quan của ông Trump
EU cảnh báo nguy cơ gián đoạn thương mại toàn cầu do thuế quan của MỹEU cảnh báo nguy cơ gián đoạn thương mại toàn cầu do thuế quan của Mỹ
Rủi ro kinh tế và bất ổn thuế quan đè nặng lên thị trường dầu khíRủi ro kinh tế và bất ổn thuế quan đè nặng lên thị trường dầu khí

Nh.Thạch

Reuters