Tăng mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019

18:54 | 12/12/2018

260 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.390.000 đồng/tháng lên mức 1.490.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2019. Đây là nội dung được nêu tại Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019.  
tu ngay 172019 muc luong co so tang len gan 15 trieu dongthangNăm 2019, lương tối thiểu vùng dự kiến tăng 200.000 đồng
tu ngay 172019 muc luong co so tang len gan 15 trieu dongthangTốc độ tăng lương của Việt Nam "top đầu" khu vực; Đình chỉ Bí thư xã Vạn Thạnh
tu ngay 172019 muc luong co so tang len gan 15 trieu dongthangViệt Nam có tốc độ tăng lương bình quân “top đầu” khu vực

Bên cạnh việc điều chỉnh lương cơ sở, Quốc hội cũng giao Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019.

tu ngay 172019 muc luong co so tang len gan 15 trieu dongthang
Ảnh minh họa

Theo Nghị quyết 70/2018/QH14, ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách Nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; hỗ trợ nhu cầu điều chỉnh tiền lương tăng thêm cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.

Quốc hội cũng giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện nghiêm túc chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập, ưu tiên dành nguồn cải cách tiền lương.

Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.

Đối với ngân sách của các địa phương, phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập, được sử dụng theo nguyên tắc: dành 50% bổ sung nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm do tăng mức lương cơ sở trong lĩnh vực hành chính và các lĩnh vực có đơn vị sự nghiệp; dành 50% còn lại thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội do địa phương ban hành và tăng chi cho nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất của lĩnh vực tương ứng. Việc quyết định chi cho từng nội dung do các địa phương quyết định theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Nguyễn Hưng

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc