Tầm nhìn 3 "P"

09:30 | 05/08/2023

26 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày nay, hầu hết các công ty có tầm nhìn xa ngày thường tập trung vào 3 chữ “P” cơ bản. Đó là, Con người (People), Hành tinh (Planet) và Lợi nhuận (Profit).

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một chủ đề được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây. Theo một bài viết trên trang web của Ngân hàng Thế giới, kinh doanh có trách nhiệm là nền tảng tốt nhất để phát triển đột phá thành công.

Tầm nhìn 3 “P” | Thời sự

Nền tảng phát triển đột phá

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể được coi như là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội. Trong khi, đạo đức kinh doanh đề cập đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh.

Ngày nay, hầu hết các công ty có tầm nhìn xa ngày thường tập trung vào 3 chữ “P” cơ bản. Đó là, Con người (People), Hành tinh (Planet) và Lợi nhuận (Profit). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp rất quan trọng vì nó giúp đóng góp vào sự phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, cộng đồng và xã hội.

Nhiều công ty đã đề cao trách nhiệm xã hội thành một bộ phận quan trọng trong mô hình kinh doanh của mình, nhưng lại không làm cho lợi nhuận bị suy giảm. Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và phức tạp, vai trò của doanh nghiệp không chỉ giới hạn trong việc tạo ra lợi nhuận mà còn phải chịu trách nhiệm đối với xã hội và môi trường.

Doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm tài nguyên và giảm khí thải có hại là một số biện pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện để góp phần vào bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững.

Đạo đức doanh nghiệp là tập hợp các giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn hành vi mà doanh nghiệp định hướng và tuân thủ trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức doanh nghiệp bao gồm các yếu tố, như tôn trọng nhân viên, khách hàng và cộng đồng, tuân thủ các quy định pháp luật, đảm bảo công bằng, trung thực và minh bạch trong các giao dịch kinh doanh.

Tầm nhìn 3 “P” | Thời sự
Giải chạy Happy Run do Tập đoàn FPT tổ chức trong chuỗi hoạt động thiện nguyện với chủ đề “FPT - 35 năm Dấu chân hạnh phúc”. Ảnh: FPT

Việc tuân thủ đạo đức doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà còn tạo niềm tin và lòng tin tưởng từ phía khách hàng, cổ đông và các bên liên quan khác.

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện các giá trị, quan niệm, quy tắc, thái độ và hành vi chung của tập thể trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xác định mục tiêu, hướng dẫn, định hình hành vi và quyết định kinh doanh của nhân viên. Một văn hóa doanh nghiệp tích cực và đúng đắn sẽ khuyến khích nhân viên đóng góp tích cực vào xã hội, tạo ra giá trị bền vững và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức và văn hóa doanh nghiệp không chỉ là một tuân thủ, thực thi pháp luật mà còn phải tuân thủ các quy tắc đạo đức và tạo ra một văn hóa làm việc tích cực và đoàn kết. Điều này giúp doanh nghiệp tạo được lòng tin từ khách hàng, nhân viên và cộng đồng, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Không chỉ là “nghĩa vụ”

Để đạt được những thành tựu này, các doanh nghiệp cần nhìn nhận trách nhiệm xã hội không chỉ là một nghĩa vụ, mà là một cơ hội để góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội và kinh tế.

Đơn cử, Gốm sứ Quang Vinh tại Bát Tràng là doanh nghiệp sản xuất gốm sứ từ những năm 1989, Gốm sứ Quang Vinh đã đầu tư vào công nghệ sản xuất xanh và sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm để giảm tác động tiêu cực lên môi trường.

Gốm sứ Quang Vinh cũng cam kết tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp tái chế và xử lý chất thải một cách bền vững. Sản phẩm của Gốm sứ Quang Vinh luôn được đảm bảo chất lượng cao và thực hiện theo đơn đặt hàng của nhiều khách hàng.

Chính sách đãi ngộ và chế độ của công ty đối với công nhân luôn rõ ràng bởi Gốm sứ Quang Vinh hiểu rõ rằng tay nghề của các nghệ nhân là then chốt đưa công việc đến thành công.

Điều này giải thích tại sao Quang Vinh luôn chú trọng đào tạo nâng cao tay nghề và nỗ lực tạo nên môi trường làm việc tốt cho công nhân. Vì thế, Công ty Gốm sứ Quang Vinh không chỉ là một cơ sở sản xuất mà còn là môi trường lý tưởng cho các ý tưởng sáng tạo về hình dáng, mẫu mã, cũng như màu sắc sản phẩm.

FPT là một trong những công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam và đã thể hiện cam kết đối với trách nhiệm xã hội. FPT đã thiết lập chương trình "FPT for the community" nhằm hỗ trợ và đóng góp cho cộng đồng.

FPT tài trợ các chương trình giáo dục, đóng góp vào phát triển khoa học, công nghệ và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Bên cạnh đó, FPT cũng tập trung vào việc nâng cao trình độ công nghệ và đào tạo cho nhân viên, góp phần vào phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ tiên tiến.

Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải luôn gắn liền với đạo đức và văn hóa doanh nghiệp, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Đạo đức doanh nghiệp định hướng hành vi và quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi văn hóa doanh nghiệp tạo ra giá trị cho xã hội và môi trường, tạo ra một môi trường thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Các ví dụ về Công ty Gốm sứ Quang Vinh, FPT chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội có thể được thực hiện thông qua các biện pháp, như tạo việc làm, bảo vệ môi trường và hỗ trợ cộng đồng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự kết hợp giữa trách nhiệm xã hội và phát triển kinh tế là cần thiết để xây dựng một xã hội và nền kinh tế thịnh vượng, bền vững trong tương lai của Việt Nam.

Câu chuyện “Đầu tư lấy tầm nhìn làm định hướng”Câu chuyện “Đầu tư lấy tầm nhìn làm định hướng”
Bảo hiểm PVI: Khát vọng cho thành công - Tầm nhìn cho phát triểnBảo hiểm PVI: Khát vọng cho thành công - Tầm nhìn cho phát triển

Theo DĐDN