Số phận ông Giang Trạch Dân? (Bài 2)
Số phận ông Giang Trạch Dân? (Bài 1) |
Bài 2: Giang Trạch Dân bị “loại” khỏi dư luận
Lữ Mỹ Nguyên, giáo sư sử Trung Quốc hiện sống tại Mỹ, nói rằng, sau khi bị nhốt tù, Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu có thể sẽ khai rằng họ chỉ làm theo lệnh Giang. Chu Vĩnh Khang “ăn” rất khỏe nhưng không “ăn” một mình mà hầu hết tiền tham nhũng đều “nộp” cho Giang. Chiều tối 30/6/2014 khi Từ Tài Hậu (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, thượng tướng Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội) bị khai trừ khỏi Đảng, dư luận đã biết có “chuyện to” với vây cánh Giang.
![]() |
Câu hỏi ai gây ra vụ nổ kinh khủng ở Thiên Tân đến nay gần như đã bị vùi lấp một cách chủ ý |
Cũng theo giáo sư Lữ Mỹ Nguyên, ngay khi Từ bị “xử”, người ta đã đoán Quách Bá Hùng là người tiếp theo. Quách, mệnh danh “Tây Bắc lang” (con sói Tây Bắc, ám chỉ nơi ông từng cát cứ với vai trò chỉ huy quân sự) từng là phát ngôn viên quân sự của Giang. Ngày 6/8/2014, trang web Mỹ world.journal.com dẫn từ một số nguồn nói rằng quân đội Trung Quốc lan truyền tin đồn rằng Quách Bá Hùng chuẩn bị đảo chính…
Trong thực tế, không chỉ bài viết trên Nhân Dân nhật báo (10/8/2015), có nhiều dấu hiệu cho thấy Giang từng bước bị xóa ảnh hưởng khỏi đời sống chính trị Trung Quốc. Ngày 21/8/2015, phiến đá ghi hàng chữ “Trung Cộng trung ương đảng giáo”, tạc từ thủ bút Giang Trạch Dân, đặt trước Trường Đảng Trung ương tại Bắc Kinh, đã bị bứng đi. Thậm chí một bài báo vào tháng 1/2015 về chuyến đi núi của Giang tại đảo Hải Nam cũng bị xóa khỏi nhiều trang mạng.
Đầu năm 2015, Giang Miên Hằng, con trai Giang Trạch Dân, đột ngột từ chức khỏi Viện khoa học Thượng Hải. Chưa hết, thời gian gần đây, bỗng rộ lên loạt tìm kiếm thông tin từ các trang mạng Trung Quốc về những “tội ác” liên quan Giang Trạch Dân, đặc biệt chiến dịch thảm sát thành viên Pháp Luân Công thời Giang tại chức. Có đến khoảng 160.000 đơn khiếu nại gửi đến các tòa án và phòng công tố khắp Trung Quốc liên quan sự việc! Ai kích động và giật dây chuyện này khi mà Pháp Luân Công vẫn chưa được luật pháp Trung Quốc cho phép chính thức hoạt động?
Từ tháng 10/2014, tên của Giang Trạch Dân đã biến mất khỏi các bản tin liên quan giới lãnh đạo cấp cao. Ngày 14/7, Nhân Dân nhật báo loan tin Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào và Chu Dung Cơ dự một buổi lễ tại Tây Tạng mà không có Giang. Và cuối cùng, điểm lại 55 “con hổ” bị sa lưới trong chiến dịch “chống tham nhũng” của Tập Cận Bình, có thể thấy trong đó hầu hết là tay chân Giang Trạch Dân - từ Chu Vĩnh Khang; Lý Đông Sanh (chỉ huy lực lượng công an mật 610); Từ Tài Hậu; Tương Khiết Mẫn; đến Tăng Khánh Hồng…
Ngày 24/8/2015, tờ Epoch Times đăng rằng, Tập Cận Bình đã mất ngủ hai đêm liền sau sự cố kinh động tại Thiên Tân. Hai vụ nổ liên tiếp, tương đương 21 tấn TNT, đã xé toạc phố cảng Thiên Tân ngày 12/8. Sau sự kiện này là loạt vụ nổ bí hiểm xảy ra tại một số thành phố khác. Có kẻ phá hoại? Ai? Có phải chính là Giang Trạch Dân – như bài viết của Epoch Times? |
(Còn tiếp)
Mạnh Kim
-
Đại sứ Nga tại Việt Nam: Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa then chốt đối với quan hệ hai nước
-
Thủ tướng: Việt Nam thuộc nhóm 6 quốc gia được Mỹ ưu tiên đàm phán thương mại
-
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
-
Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Xem xét sửa đổi Hiến pháp và nhiều nội dung quan trọng
-
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng