Những món ăn chống cảm cho mùa lạnh
Thịt gà kho gừng
Đây là món ăn ngon và thông dụng trong các gia đình Việt Nam. Sự kết hợp với gừng và ớt tưởng như chỉ để khử mùi tanh, làm thịt gà săn, ngon và đậm đà hơn nhưng hơn thế đây thật sự là một món ăn bài thuốc. Theo các nhà dinh dưỡng học, thịt gà có rất nhiều các vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, sắt, chất béo… có khả năng bồi dưỡng cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thụ được thức ăn.
Bên cạnh đặc tính ôn ngọt, không độc, bổ dưỡng và tốt cho phổi, thịt gà còn là loại thực phẩm bổ âm cho tỳ vị, bổ khí, huyết và thận, giúp trừ phong hàn, cảm cúm. Gừng từ lâu đã được dùng để chuyên trị các chứng ho sốt không ra mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, cảm lạnh… Ớt cũng là một loại gia vị giàu vitamin A, C gấp 5-10 lần đối với cà chua và cà rốt, có khả năng làm giãn và thông mạch. Chất cay trong quả ớt có công dụng trị nhiều bệnh trong y học như: nhức mỏi, sưng trật gân, đau bụng, đau răng, sưng cổ họng, sốt rét…
Cháo cải cúc giải cảm
Theo y học cổ truyền, cải cúc hay còn gọi là tần ô, cúc tần có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, rất giàu protein, các axit amin và các loại vitamin rất tốt cho phòng chữa bệnh do giá lạnh từ trong và ngoài cơ thể. Người ta chủ yếu dùng cành lá hoặc thân non.
Cháo cải cúc nấu rất đơn giản. Rau cải cúc ngắt thành khúc, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào một tô to. Cháo nấu chín nhừ, nêm gia vị vừa ăn. Dùng thìa múc cháo đổ vào tô rau, thêm ít hành tươi cắt khúc, tiêu xay để trong khoảng 3-5 phút rồi cho người bị cảm ăn, ăn nóng như vậy mới có tác dụng ra mồ hôi và giải cảm. Cải cúc có thể dùng để ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh… đều ngon và bổ dưỡng, nhất là vào mùa hè rất mát, lợi tiêu hóa, trị viêm họng.
Trị cảm mạo với cháo lá tía tô
Cảm phong hàn hay còn gọi là phong hàn cảm mạo là bệnh rất thường gặp ở nước ta vào những lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Hầu như ở lứa tuổi nào cũng dễ gặp phải, đặc biệt là người già và trẻ em. Triệu chứng bệnh thường là phát sốt, sợ lạnh, sợ gió, đau dầu, không ra mồ hôi, nghẹt mũi, nặng tiếng, chảy nước mũi, ho ngứa cổ, khớp xương nhức mỏi, không khát nước, rêu lưỡi trắng mỏng… Với đặc tính ấm, vị cay, không độc, tía tô được sử dụng như một vị thuốc đông dược có khả năng giản biểu (làm cho ra mồ hôi), phát tán phong hàn và làm gia vị. Cùng với lá tía tô, hành củ, gừng tươi đều là những dược thảo có khả năng trị cảm mạo rất hữu dụng.
Phan Linh
-
Yêu cầu đọc rõ ràng nội dung tên sản phẩm khi quảng cáo mỹ phẩm
-
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
-
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
-
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khí CO: "Sát thủ vô hình" trong chính ngôi nhà của bạn
-
Lòng xe điếu - Từ đặc sản hiếm thành cơn sốt mạng xã hội
- Tử vi tuần mới (19-25/5/2025): Tuổi Mão sự nghiệp suôn sẻ, tuổi Thân thành công bất ngờ
- Vesak 2025: Tinh thần hòa bình và lòng từ bi lan tỏa toàn cầu
- Tử vi tuần mới (12-18/5/2025): Tuổi Tý phát triển rực rỡ, tuổi Ngọ khẳng định tài năng
- Tử vi tuần mới (5-11/5/2025): Tuổi Tỵ mọi sự hanh thông, tuổi Mùi động lực thăng tiến
- Tử vi tháng 5/2025: Tuổi Mão đỉnh cao sự nghiệp, tình Dậu tình cảm thăng hoa
- Tử vi tuần mới (28/4-4/5/2025): Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, tuổi Hợi thành tựu tự hào
- Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- [VIDEO] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á tại Quảng Ngãi