Những công trình kiến trúc trong khu lăng mộ Tôn Trung Sơn

13:46 | 28/03/2019

2,650 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các hạng mục công trình kiến trúc đã xây dựng trong khu lăng mộ, đại bộ phận là do các tỉnh và Hoa kiều quyên góp kinh phí, bao gồm:

nhung cong trinh kien truc trong khu lang mo ton trung son

Hành Kiện Đình: Còn gọi là “Quảng Châu kỷ niệm đình” do tỉnh Quảng Châu đóng góp, nằm ở ngã tư đại lộ Trung Sơn và đường Minh Hiếu Lăng. Công trình do đơn vị Diêu Tân Ký nhận thầu xây dựng, hoàn thành vào năm 1933. Những bức họa màu trong đình là do các nghệ nhân Bắc Kinh được mời đến vẽ. Phủ xanh chung quanh là do chính quy hoạch thi công. Trồng cây giống là do Vườn ươm khu Nam cung ứng.

Vĩnh Phong Xá: Ở đối diện bên kia đường Hành Kiện Đình, diện tích khoảng 1 mẫu đất (bằng 1/5ha). Đó là ba gian nhà máu bằng kiến trúc kiểu bán cung điện dùng làm cửa hàng bán thương phẩm của lăng viên, phía trước có bãi cỏ lớn. Thời gian chiến tranh bị tàn phá, chỉ còn bãi cỏ lớn tồn tại cho đến nay.

Âm nhạc đài (sân khấu): Xây dựng ở giữa rừng cây Quế phong hương lùn ở phía trước Lăng mộ, nhờ ở địa thế thấp nên khi tấu nhạc có tiếng vọng lại rất hay. Phía sau sân khấu là một tấm bình phong lớn hình bán nguyệt có đầu rồng phun nước giữ lại tiếng vọng, âm thanh nhạc điệu nghe càng huyền diệu. Tấm bình phong đó vừa hùng vĩ vừa tráng lệ, nhất là về giữa mùa thu, lá rừng đỏ quyện với bình phong trắng làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên đầy thi vị. Hai bên sân khấu có những dàn hoa tím, và những loại cây hoa thơm nức như đan quế, mộc hương. Dưới sân khấu là đầm sen, bờ hồ thoai thoải một bãi cỏ xanh hình bán nguyệt, là nơi quần chúng ngồi thưởng thức âm nhạc. Bên ngoài bãi cỏ lại có những dàn hoa tím, bố cục điệu nghệ, ngoài dàn hoa trồng những cây bạch ngọc lan. Bên ngoài thảm cỏ thoai thoải là ngòi thoát nước, phía ngoài trồng thùy liễu, bích đào. Vòng ngoài cùng là rừng cây phượng hương rậm rạp.

nhung cong trinh kien truc trong khu lang mo ton trung son

Thủy Tạ trên ngòi Nhị Đạo: Xây dựng ở chân núi bên đập nước Nhị Đạo. Phía tây Thủy Tạ có một thảm cỏ rộng trên 5 mẫu Trung Quốc (tương đương 1/3ha), sát mép nước trồng nhiều vòng thùy liễu, bích đào, ven thảm cỏ trồng 5 lùm cây hoa tứ quí. Con đê chạy từ Thủy Tạ tới Lăng mộ, chùa Linh Cốc, sân vận động, hai bên bờ đê trồng bạch ngọc lan. Trong đầm mọc nhiều dây bồ thảo. Bên kia đầm là một cánh rừng hải đồng. Nơi đây trăm hoa đua nở, trăm lá đua xanh và thơm ngát hương trời.

Tăng Kính lầu: Xây dựng theo kiểu cung điện, hoàn thành vào năm 1936. Trong thời gian kháng chiến và “Cách mạng văn hóa” bị phá hoại, nay đã xây lại mới, làm thành nhà kỷ niệm Tôn Trung Sơn, mở cửa đối ngoại.

Nhà đá Quế Lâm: Ở phía đông lầu Tàng Kinh, trên lưng chừng núi ở phía tây chùa Linh Cốc, hoàn toàn dùng đá của núi xây thành 5 gian nhà mái bằng cao cấp, tứ phía là rừng thông, khu nhà trồng nhiều cây hoa quế, nên gọi tên là “Quế Lâm Thạch Ốc” (nhà đá rừng quế). Đây là một biệt thự trong rừng, bị phá hủy trong thời kỳ kháng chiến.

Thư viện Lăng viên: Thư viện nằm ở trong rừng thông phía tây Mộ Đạo. Trong thời gian kháng chiến làm văn phòng của Ban quản lý Lăng mộ, chưa bị phá hoại. Sau khi kháng chiến thắng lợi, thư viện trở thành nơi làm việc của Ban quản lý Lăng và nơi ở làm việc của lực lượng cảnh vệ.

Nhà cảnh vệ Lăng viên: Tổng số có trên 40 gian nhà mái bằng, hình thành một tòa nhà hình vuông. Bị phá hủy hoàn toàn trong thời kỳ kháng chiến.

Động Tử Hà: Ở phía tây chùa Vạn Thị trước đây, vốn có hai phòng, phòng nào cũng có hai pho tượng thần của đạo Giáo, đạo Phật được tu sửa thêm sau khi Lăng viên Trung Sơn được thành lập. Phía dưới có một chỗ dựa vào vách núi, trung tu nâng cấp thành một biệt thự ngồi thiền tu tâm dưỡng tính trong rừng, không mở phục vụ du khách. Hai nơi này đều bị phá hủy hoàn toàn trong kháng chiến.

nhung cong trinh kien truc trong khu lang mo ton trung son

Vĩnh Mạc lư: Xây dựng hoàn thành năm 1929, là biệt thự của Tôn Khoa túc trực bên linh cữu phu thân, ở gần chùa Vạn Thọ trước đây, ở góc đông bắc Lăng viên, gồm 10 gian nhà mái bằng cao cấp. Nước máy cung ứng do máy bơm ở dưới chân núi đưa lên sườn núi. Thời kỳ chiến tranh bị phá hủy.

Giếng tự chảy của Lăng viên: Là hồ trên núi ở phía sau phòng nghỉ Tây Lăng mộ, giếng sâu 3.000m, do một công ty khoan giếng của Mỹ ở Thượng Hải nhận thầu thi công. Nước giếng chảy tự nhiên không dùng máy bơm, khi bơm có thể cung ứng nước tưới cây; nước dùng của Vĩnh Mạc lư và khu cảnh vệ và nước dùng của các tổ trồng cây rừng ở bốn phía đều do giếng này cung ứng. Trước giếng xây dựng hai đầm chứa nước hình vuông có dung tích trên 1.000m3 nước, hàng ngày dùng máy bơm dầu bơm nước cho hai đầm này luôn đầy.

Kho nước lớn trên núi phía tây động Tử Hà (hồ Tử Hà): Có thể chứa hàng vạn tấn nước, khi ấy dùng nguồn nước của kho nước này cung ứng cho bể bơi, ở đầu núi phía đông Nhị Đạo còn xây dựng một tháp điều hòa nước. Hồ nước này ở phía đông Lăng Minh Hiếu, phía tây Lăng mộ Tôn Trung Sơn.

Làng mới ở Đông và Tây Lăng viên: Hai làng có diện tích gần 5-6 trăm mẫu Trung Quốc (tương đương 40ha). Quan chức từ Bộ trưởng trở lên của Chính phủ Nam Kinh, có thể được nhận một miếng đất khoảng 3 mẫu trong làng mới Lăng viên xây dựng biệt thự.

Diên Huy Quán: Là biệt thự trông coi linh cữu cha của Tôn Khoa xây dựng năm 1946, tại nam đường Minh Lăng, sau khi đã xây xong Hành Kiện Đình. Biệt thự Diên Huy Quán hoàn toàn mới về kiểu dáng và hiện đại nhất khi ấy.

Lều trà trước Lăng mộ: Thiết lập vào năm 1928, 11 chiếc lều bạt màu trắng, đánh số từ 1 đến 11. Tất cả những người ở vùng quanh Lăng bán hàng tại 11 lầu này đều không bị thu thuế, không phải nộp địa tô, chỉ yêu cầu hàng bán phải tốt, ngon, hợp vệ sinh sạch sẽ. Bàn trà, ghế mây do khách tự chọn, tự đặt nơi nào mình ưa nhất. Cho đến đầu thời kỳ giải phóng, vẫn còn như thế.

V.H

(Theo sách Trung Quốc)

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.