Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc không về nước đúng hạn giảm mạnh
Tính đến nay, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Bản Ghi nhớ về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc được 15 năm. Có hơn 100.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc trong khoảng thời gian đó và đời sống nhiều người trong số họ được nâng cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
![]() |
Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn đã giảm mạnh |
Tuy nhiên, trong quãng thời gian đó, cũng xảy ra tình trạng lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã ảnh hưởng đến việc đưa lao động mới của Việt Nam sang làm việc tại quốc gia này.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: Tỷ lệ lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng, không về nước đúng hạn theo thống kê thời gian vừa qua có giảm và hiện tại đang ở con số 32,5%. Đặc biệt trong 3 tháng gần đây, trung bình hằng tháng có những tháng giảm 25%.
Để hạn chế người lao động khi hết hạn hợp đồng, không về nước đúng hạn, thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện nhiều chương trình. Đặc biệt trong kỳ thi tiếng Hàn vừa qua, Bộ đã tạm dừng một số địa phương có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao. Ngoài ra, Bộ cũng tăng cường giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay đã có hơn 70.000 người lao động tham gia chương trình này về nước.
Nguyễn Hưng
-
Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ đầu tư vào đường ống dẫn khí nghìn tỷ USD của Hoa Kỳ?
-
Bản tin Năng lượng xanh: Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân lớn mới, nhiều năng lượng tái tạo hơn trong hỗn hợp năng lượng
-
Hàn Quốc sẽ sử dụng LNG nhập khẩu từ Hoa Kỳ như một con bài mặc cả
-
Đánh giá về những phát hiện khí đốt ngoài khơi của Hàn Quốc
-
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
-
Đại biểu Phạm Văn Hòa: DNNN cần ưu tiên trích lập quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn điều lệ
-
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
-
Đề xuất tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tăng cường phân cấp, tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước