Không bỏ cuộc giữa chừng
![]() |
Học sinh cầm ô che mưa cho thầy Nguyễn Văn Phương đọc hết bài diễn văn khai giảng |
Đó là thầy Nguyễn Văn Phương (39 tuổi), Hiệu trưởng Trường THPT Nghi Lộc 2 (Nghệ An). Thầy kể lại rằng, buổi sáng 5-9 vừa qua thời tiết khá đẹp, nhưng lúc thầy đang đọc diễn văn khai giảng thì trời bất chợt đổ mưa. Khi gần 1.300 học sinh và tất cả giáo viên, nhân viên chạy vào sảnh trú mưa thì thầy Phương vẫn nán lại bục để đọc hết bài diễn văn.
Thầy Phương lý giải, nếu dừng đọc diễn văn khai giảng giữa chừng, tinh thần, khí thế của học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường có thể bị ảnh hưởng. “Điều quan trọng hơn, tôi muốn truyền thông điệp đến các em rằng, trong mọi hoàn cảnh khó khăn không nên bỏ cuộc giữa chừng, hãy cố gắng hoàn thành” - thầy Phương chia sẻ.
Người thầy đứng lại giữa cơn mưa đọc diễn văn đã không chỉ khiến học sinh của trường “bất ngờ” mà còn khiến người xem xúc động khi hình ảnh đó được chia sẻ trên báo chí và mạng xã hội.
Cũng có người sẽ nói, hành động của thầy Phương là không cần thiết vì trong bối cảnh đó, học sinh sẽ không thể lắng nghe đầy đủ nội dung bài diễn văn của thầy. Chúng ta cũng không rõ bài diễn văn 1.200 chữ của thầy Phương viết gì, nhưng có một điều chắc rằng nó không thể hay hơn hành động và lời nói mà thầy giải thích sau đó. Hai điều này đã khiến buổi khai giảng trở nên ý nghĩa hơn vô cùng chứ không phải là từ những câu chữ trong một bài diễn văn.
Lâu nay, chúng ta hay kêu ca về môi trường giáo dục còn nặng nề lý thuyết, thiếu những bài học thực tế cuộc sống, những kỹ năng sống sinh động. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chính những cái thiếu đó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ dù học lực giỏi, điểm số cao nhưng khi ra đời vẫn khó phát triển. Đơn cử, chỉ cần gặp một chút khó khăn hay va vấp, người dù giỏi nhưng thiếu bản lĩnh sẽ dễ dàng bỏ cuộc. Đó là chưa kể, việc giáo dục quá coi trọng thành tích còn vô hình trung đẩy thế hệ trẻ trở thành những con robot mất đi sự sáng tạo, tư duy phản biện và tự đưa ra quyết định.
Hành động đứng giữa mưa để hoàn thành bài diễn văn khai giảng cùng thông điệp “không bỏ cuộc giữa chừng” của thầy Phương là một bài học thực tế đáng quý, nhất là đối với các em học sinh chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới. Không rõ sẽ có bao nhiêu học sinh của Trường THPT Nghi Lộc 2 thấu hiểu điều thầy mình muốn truyền đạt, song có thể khẳng định đó là cách dạy dỗ cần thiết của bất kỳ người thầy nào đối với học trò của mình, ngoài những bài giảng trong sách giáo khoa.
Và, không thể không nhắc đến hình ảnh đẹp khác, đó là một nữ sinh đã cầm ô che mưa cho thầy hiệu trưởng đọc hết bài diễn văn. Phải chăng, văn hóa ứng xử đó, sự biết quan tâm đến người khác đó của cô học trò xuất phát từ những bài học của chính thầy giáo của mình?
Gần 23 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới 2022-2023 Hôm nay (5/9), gần 23 triệu học sinh, sinh viên trên cả nước sẽ tham dự lễ khai giảng năm học mới 2022-2023, với tâm trạng hân hoan, phấn khởi và tràn đầy niềm tin. |
L.Trúc
-
Thanh niên TP HCM trải nghiệm AI và nghề làm đẹp
-
Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh
-
Chủ đầu tư đối thoại giải quyết các vướng mắc tại chung cư Dicovery 302 Cầu Giấy
-
Thu gom nước cho sa mạc khô cằn nhất thế giới
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
- Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
- Tử vi tuần mới (24-30/3/2025): Tuổi Sửu nỗ lực không ngừng, tuổi Dần tài lộc bội thu
- Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
- Tử vi tuần mới (17-23/3/2025): Tuổi Thân tài chính khởi sắc, tuổi Dậu sự nghiệp thuận lợi
- Tử vi tuần mới (10-16/3/2025): Tuổi Tý chuyển biến tích cực, tuổi Thìn công danh khởi sắc