​Hãy để cá làm thanh tra môi trường!

11:08 | 11/07/2016

3,079 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đọc dòng tít này hẳn bạn đọc sẽ thắc mắc mà bảo rằng con người làm thanh tra còn chẳng xong, lại đi bắt loài… cá?

Vâng, loài cá thì không thể có suy nghĩ, mưu mẹo tính toán như con người. Nhưng loài cá lại có một ưu điểm là không biết ăn hối lộ, không biết làm sai, không biết dung túng cho những kẻ đang làm ô nhiễm môi trường.

Một báo cáo mới nhất thống kê con số lên tới 60% các cơ sở công nghiệp ở Việt Nam đều có vấn đề trong công tác xử lý nước thải.

Vậy tại sao lại đến 60%? Khi mà mỗi một khu công nghiệp đều rất to, hệ thống xử lý nước thải lù lù ra đấy, có phải cái kim sợi chỉ đâu mà họ vẫn ngang nhiên xả thải ra, hoặc xử lý cắt công đoạn ra môi trường? Để gây nên tình trạng này, đó là tội của các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ môi trường, mà đặc biệt là đội ngũ thanh tra môi trường.

Họ biết hết tất cả đấy, nhưng họ không làm gì cả, hoặc họ làm cho qua quýt. Tất nhiên họ sẽ có được doanh nghiệp “trả giá” xứng đáng cho cái gọi là sự qua quýt đấy. Chỉ có môi trường chết và dân chết thôi!

hay de ca lam thanh tra moi truong
(Ảnh minh họa)

Vậy có cách nào để ngăn chặn và làm giảm đến mức thấp nhất các doanh nghiệp xả chất độc hại ra môi trường?

Chúng tôi xin hiến kế thế này: tốt nhất là dùng loài cá.

Đơn giản thôi, một khu xử lý nước thải sau khi xử lý xong sẽ đổ nước đấy vào một cái hồ, và trong hồ thả bèo nuôi cá. Nếu cá chết thì nước xả thải không đạt yêu cầu, còn nếu cá vẫn tung tăng bơi lội thì nước đạt yêu cầu vệ sinh. Chẳng cần phải thanh tra gì cả, chẳng cần phải hệ thống giám sát lớn bé làm gì. Chỉ cần nhìn vào cá có ngoi lên không là xong.

Nhưng lại có một câu hỏi, với các hệ thống xả thải mà mỗi ngày xả hàng trăm ngàn mét khối lớn như Formosa thì xử lý thế nào? Cũng lại rất đơn giản, làm một hồ điều hòa nhỏ, và trích một phần hệ thống nước thải đổ vào đấy. Thế là xong.

Thật ra, cách làm này cũng chẳng có gì mới, mà ở nhiều quốc gia đã thực hiện và ngay ở Việt Nam đã có doanh nghiệp làm như vậy.

Ở Peru chẳng hạn, trong rừng rậm Amazon có một mỏ dầu, chất thải hữu cơ được thổi vào lòng đất ở độ sâu 2.000m, còn nước thải sẽ được xử lý, sau đó đổ vào một cái hồ và ở trong đấy nuôi cá, rồi nước từ hồ này khi đầy sẽ tự động chảy ra rừng. Cá chết, bèo úa thì nước thải đó không đảm bảo yêu cầu. Rất đơn giản vậy thôi.

Nhiều năm nay, chúng ta cứ đặt nặng mục tiêu mở rộng khu công nghiệp, kêu gọi đầu tư mà quên đi việc bảo vệ môi trường, nên bây giờ mới thấy cái giá phải trả quá đắt. Nếu như cứ để 60% cơ sở công nghiệp xả thải ra môi trường, không qua xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình thì chẳng mấy chốc người Việt sẽ chết vì đủ loại bệnh và tất nhiên môi trường cũng sẽ chết.

Đầu tư cho một hệ thống xử lý nước thải đúng là có tốn kém, nhưng nếu không làm như vậy cái họa lâu dài sẽ vô cùng khôn lường.

hay de ca lam thanh tra moi truong

Formosa đã hủy hoại môi trường như thế nào?

Chiều 30/6, trong buổi họp báo, Chính phủ đã công bố thủ phạm khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung chính là Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh). Trước đó, Tập đoàn Formosa đã từng có nhiều vụ bê bối về ô nhiễm môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng trên thế giới.

hay de ca lam thanh tra moi truong

Doanh nghiệp thế giới phải đền bao nhiêu tiền vì gây ô nhiễm

Hãng dầu khí Anh - BP chấp thuận trả hơn 20 tỷ USD sau vụ tràn dầu năm 2010, còn Chevron cũng bị phán quyết nộp phạt 9,5 tỷ USD vì cáo buộc gây ô nhiễm tại Ecuador.

hay de ca lam thanh tra moi truong

Những vụ đền bù môi trường kỷ lục thế giới

Trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp bị xử phạt vì hành động gây ô nhiễm môi trường. Petrotimes xin nêu ra 3 vụ đền bù lớn nhất từ trước đến nay.

Như Thổ

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc