Đến năm 2021 nhà nước chỉ đầu tư một số báo làm nhiệm vụ chính trị
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông đến năm 2021, định hướng đến 2030.
Quy hoạch nhằm xây dựng mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực thông tin truyền thông tinh gọn, cơ cấu hợp lý, tự chủ, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải, trùng lắp; đồng thời đảm bảo cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của cơ quan nhà nước có chất lượng, tập trung vào miền núi, biên giới, hải đảo.
Theo quy hoạch, đến năm 2021, cả nước giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực thông tin truyền thông; giảm 10% biên chế hưởng lương ngân sách nhà nước so với năm 2015.
Các đơn vị được yêu cầu tăng tự chủ tài chính. Năm 2021 có tối thiểu 10% đơn vị tự chủ; giảm 10% chi trực tiếp ngân sách cho các đơn vị.
Quy hoạch đặt mục tiêu đến 2021 hoàn thành cơ bản chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện thành công ty cổ phần.
![]() |
Đến tháng 6/2017, cả nước có hơn 900 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động. |
Các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực báo chí thực hiện sắp xếp theo lộ trình Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị thông qua, phấn đấu đến 2021 có tối thiểu 10%; năm 2025 có 20% đơn vị tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.
Nhà nước chỉ đầu tư, bảo đảm cho một số báo thực hiện nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền; hỗ trợ ngân sách theo hình thức đặt hàng với những ấn phẩm, chuyên mục, chương trình phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị cụ thể.
Theo quy hoạch, Ban Chấp hành Trung ương có báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản; mỗi ban Đảng có một tạp chí in. Văn phòng Quốc hội có một báo in, một tạp chí in và cơ quan Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, mỗi đơn vị có một báo in và một tạp chí in.
Bộ Quốc phòng có thêm Trung tâm Phát thanh, truyền hình Quân đội; Bộ Công an có thêm Trung tâm Phát thanh, truyền hình, điện ảnh Công an nhân dân.
Ngoài Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam thì mỗi cơ quan thuộc Chính phủ có một tạp chí in.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, báo điện tử Chính phủ, báo Quân đội Nhân dân và báo Công an Nhân dân thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.
Theo VnExpress.net
Thủ tướng tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung | |
Thủ tướng đồng ý chuyển đổi mặt bằng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận | |
Phó Thủ tướng: Chính phủ không bao giờ chủ trương phá giá VND |
-
Có thể phải giãn cách xã hội 3 quận để chống Covid-19
-
Sở GD&ĐT Hà Nội xử lý kịp thời các vấn đề “nóng” mà báo chí phản ánh
-
Tăng cường vai trò của báo chí đối với phát triển năng lượng bền vững
-
Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí
-
Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu: "Chủ động thay đổi trước khi buộc phải thay đổi"
-
Truyền thông đồng hành, chia sẻ khó khăn với PVN
- Giải cứu nông sản Hải Dương: Mỗi củ su hào là một nghĩa tình đồng bào!
- Bamboo Airways sẵn sàng vận chuyển vaccine Covid-19
- Nord Stream 2: Phép thử mối quan hệ của chính quyền Tổng thống Joe Biden với Nga, Đức và Quốc hội Mỹ
- 4 năm nữa TP HCM sẽ không còn xe cơ giới 3 bánh?
- Cảnh sát biển tạm giữ 20 nghìn lít dầu DO không rõ nguồn gốc
- Nghị sĩ kêu gọi Tổng thống Mỹ từ bỏ quyền tùy ý tấn công hạt nhân
-
Kỷ niệm với Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau
-
Tại sao ông Biden coi Nord Stream 2 là một thỏa thuận tồi tệ đối với châu Âu?
-
Nord Stream 2 tiết kiệm cho ngành công nghiệp châu Âu vài tỷ euro
-
Băng giá ở Mỹ trở thành vấn đề của thế giới
-
Iraq quyết định không thực hiện Thỏa thuận bán dầu với Trung Quốc do giá dầu tăng