Bản tin Dầu khí 24/8: Libya đặt mục tiêu sản lượng vào năm 2022
![]() |
1. Chính phủ Uganda đã đình chỉ 54 tổ chức phi chính phủ (NGO) vì không tuân thủ các quy định của địa phương, bao gồm các tổ chức đấu tranh để bảo vệ quyền của người dân trước các dự án dầu mỏ đã được lên kế hoạch ở quốc gia châu Phi này.
Đầu năm nay, Uganda đã ký một thỏa thuận với Tanzania và hai tập đoàn dầu mỏ để xây dựng một đường ống trị giá 3,5 tỷ USD nhằm vận chuyển dầu của Uganda đến bờ biển Tanzania, từ đó tiếp cận thị trường quốc tế.
2. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Libya Sadiq Al-Kabir cho biết, nước này sẽ phải tăng 40% sản lượng khai thác dầu của mình vào năm tới để đáp ứng các khoản chi tiêu và bắt đầu khôi phục nền kinh tế bị tê liệt sau 10 năm nội chiến.
Theo ông Al-Kabir, Libya phải nâng sản lượng dầu lên 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Mức sản xuất này có thể tạo ra doanh thu 35 tỷ USD cho Libya nếu giá dầu trung bình là 60 USD/thùng.
3. Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây nói rằng, châu Âu sẽ không còn cần khí đốt của Nga trong 25 năm tới, do hướng tới sự trung lập về khí hậu, hoặc có lượng khí thải carbon bằng không vào năm 2050.
Nhà lãnh đạo nước Đức cũng đảm bảo rằng Nga sẽ tiếp tục vận chuyển khí đốt tự nhiên qua Ukraine ngay cả sau khi Nord Stream-2 đi vào hoạt động.
4. Chính phủ Mexico đã cấm các công ty kinh doanh hàng hóa Vitol và Trafigura làm ăn với tập đoàn dầu khí nhà nước Pemex vì cáo buộc tham nhũng, hãng Bloomberg đưa tin.
Bộ trưởng Năng lượng Mexico Rocio Nahle cho biết, lệnh cấm sẽ có hiệu lực cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador.
Bình An
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 27/3: Biển Bắc chứng kiến sự gia tăng đầu tư bất ngờ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 11/2: Giá dầu thế giới duy trì sắc xanh
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/12: Giá dầu thế giới duy trì đà giảm
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 2/12 - 7/12
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 25/11 - 30/11