Những tư liệu quý khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Sau hai cuộc triển lãm tại Đà Nẵng và Hà Tĩnh từ đầu năm 2013 thì đây là cuộc triển lãm và trưng bày hiện vật đầy đủ và quy mô hơn cả. Với hơn 200 thư tịch, hiện vật và bản đồ cổ được trưng bày tại triển lãm là một sự khẳng định rõ ràng, khách quan và thuyết phục nhất về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Nguồn tư liệu được sưu tập từ các nguồn của Việt Nam, các nước phương Tây và của chính Trung Quốc, được sắp xếp lại một cách logic hoàn chỉnh có tính bổ trợ lẫn nhau.
Các tấm bản đồ quý này đều chỉ rõ rằng quốc giới phía Nam của Trung Quốc chỉ đến hết đảo Hải Nam, đồng thời chỉ rõ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc vùng biển của Việt Nam.
Triển lãm diễn ra từ 9-15/7/2013.
Xin giới thiệu đến quý độc giả những hình ảnh về cuộc triển lãm đầy ý nghĩa này:
Đại diện lãnh đạo các Bộ: Thông tin Truyền thông, Ngoại giao, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường cắt băng khai mạc triển lãm.
Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn tham quan triển lãm.
Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ vào năm 1838, triều Minh Mạng có thể hiện hai địa danh Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa bằng chữ Hán.
An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Jean Louis thực hiện năm 1838.
Bản đồ Empires of China, Japan and Korea do J. Martin Miller thực hiện, xuất bản tại Chicago (Hoa Kỳ) năm 1904.
Bản đồ Carte Hydro-Geographique des Indes Orientales do M. Bonne xuất bản tại Paris (Pháp) năm 1791.
Đông đảo khách tham quan quan tâm đến chủ quyền biển đảo xem triển lãm.
Rất nhiều sách và bản đồ quý đang được trưng bày tại triển lãm.
Nhiều tư liệu và hình ảnh hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện tại.
Tài liệu Châu bản triều Nguyễn.
Bản đồ Petrus or Pieter vẽ năm 1594 có thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông với tên gọi chung là Pracel, còn vùng lãnh thổ trên đất liền thì ghi là Costa de Pracel (Bờ biển Hoàng Sa).
Khách tham quan triển lãm được trưng bày ở khu vực ngoài trời.
Một số hình ảnh sinh hoạt của ngư dân được trưng bày tại triển lãm.
Tường Đăng
-
Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn việc sáp nhập, trình Trung ương trước tháng 5
-
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc
-
Tên gọi dự kiến của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh
-
Trung ương thống nhất sau sáp nhập, cả nước còn 28 tỉnh và 6 thành phố