Kỳ bí những quan tài “bay” ở Sơn La

06:36 | 02/04/2013

3,911 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) – Những chiếc quan tài lớn bằng cả thân cây, dài gần mét, rộng độ chừng 50cm, trong lòng khoét rỗng. Đầu mỗi quan tài có hình đuôi én, có các cặp quai đục lỗ hình vuông để nêm chốt khi úp 2 mảnh thân gỗ với nhau. Người dân đồng bào dân tộc ở huyện Mộc Châu giáp huyện Phù Yên (Sơn La) vô tình phát hiện những chiếu quan tài lạ này nằm cheo leo trên vách núi đá ven dòng sông Đà

Từ trung tâm bản Vặm xã Tường Phong, cách duy nhất để đến được bản Bó, xã Suối Bàng nơi có những hang xương kỳ lạ chỉ có chỉ có phương tiện duy nhất là đi bằng thuyền dọc sông Đà. Ông Mùi Văn Ỏi, một người dẫn đường ở bản Pưa Lai khá ám hiểu về cây rừng và niên đại của gỗ cho biết: Gỗ quan tài trong hang ven sông Đà là cây đinh thối quý hiếm, có thớ dọc bền cứng nhưng nặng mùi khó chịu. Rất có thể người xưa chủ ý dùng loại gỗ này để xua đuổi thú dữ và làm nản lòng kẻ muốn mạo phạm?"

Ông Ỏi cho biêt thêm: “Từ đời ông nội lớn lên, nghe kể lại đã có những bộ quan tài treo này rồi. Đến giờ cũng vẫn chưa rõ chủ nhân chúng là ai?".

Điều bí ẩn hơn, tại hang đá có rất nhiều quan tài bằng gỗ cây và những bộ xương hài cốt lộ thiên trong những chiếc quan tài ấy. Có một điểm chung là những bộ quan tài này đều được làm bằng một thân cây khoét rỗng lòng theo hình cái bát và trạm trổ nhiều họa tiết cổ xưa rất tinh xảo.

Giáo sư Nguyễn Lân Cường (Viện Khảo cổ Việt Nam) cho biết: "Dựa theo những gì còn sót lại có thể dự đoán những quan tài này mới chỉ xuất hiện cách đây vài trăm năm bởi xương ở đây còn rất xốp, nếu để lâu nó đã cứng lại. Sử sách thời Chiến Quốc, Trung Hoa đã ghi chép về nhiều dân tộc có tục lệ huyền táng. Họ cũng làm quan tài nhưng không chôn mà treo trên vách núi cao hướng về phía mặt trời, khó bị người hay thú dữ xâm phạm và tin rằng “đưa quan tài lên vách núi cao là đại cát, đưa quan tài cha mẹ lên cao là con chí hiếu. Họ tuyển người tài giỏi trèo lên đỉnh núi cao rồi thòng dây đu xuống vách núi, đục hang huyệt hoặc lỗ chôn cọc gác quan tài. Sau đó, quan tài được kéo lên huyền táng trên vách núi".

G.S Cường cho biết thêm: Những cỗ quan tài trên vách núi đươc dùng theo hình thức “huyền táng” hay còn gọi là "táng treo" chính là hình thức táng được dùng trong các hang ma. Táng theo hình thức này được sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam hiện mới chỉ phát hiện ở Thanh Hóa và bây giờ phát hiện tại xã Suối Bàng, huyện Mộc Châu, Sơn La.

Ở Việt Nam "huyền táng" hay "táng treo" chỉ mới được phát hiện ở Thanh Hóa và bây giờ là Sơn La:

Những chiếc quan tài được ghép từ hai nửa thân cây đinh thối quý hiếm

Theo các nhà khảo cổ học hình thức "táng treo" chỉ mới xuất hiện cách đây vài trăm năm vì xương ở đây còn rất xốp

Đầu mỗi quan tài có hình đuôi én, có các cặp quai đục lỗ hình vuông để nêm chốt khi úp 2 mảnh thân gỗ với nhau

 

Hà Văn Long

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc