Những “nốt trầm” ngành giáo dục năm 2013

17:00 | 24/12/2013

1,402 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Giáo dục năm 2013 chứng kiến hàng loạt vụ lùm xùm liên quan tới kiện tụng giữa các trường với Bộ GD-ĐT, cá nhân với Bộ trưởng …

Trường cao đẳng kiện

2 tháng sau kết luận thanh tra Bộ GD-ĐT công bố trường bị đình chỉ tuyển sinh năm 2013-2014 (tháng 6/2013) thì tháng 8/2013 Trường CĐ ASEAN (Hưng Yên) quyết định đưa vụ việc ra Tòa án nhân dân TP.Hà Nội. Đây được xem là hiện tượng hiếm xảy ra trong quản lí nhà nước giữa bộ chủ quản và trường thành viên... 

Trường CĐ ASEAN đã được tuyển sinh lại sau 2 tháng đình chỉ.

Đến  ngày 19/9/2013, Trường CĐ ASEAN đã ra thông báo tuyển sinh trở lại. Cơ sở cho trường tuyển sinh trở lại bắt nguồn từ công văn số 6467/BGDĐT-GDĐH ngày 19/9/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. 

Đóng cửa nhiều trường đại học

Năm 2013, Sở GD-ĐT Hà Nội kiến nghị lên Bộ GD-ĐT dừng hoạt động của Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị và ĐH Quốc tế Bắc Hà. Sau khi đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Hà Nội thanh kiểm tra tại 20 cơ sở đào tạo, liên kết đào tạo ĐH, CĐ, TCCN (gồm 4 trường công lập, 3 trường ngoài công lập, 5 trường ĐH, 4 trường CĐ, 2 trường TC không có trụ sở chính trên địa bàn HN) đã phát hiện ra nhiều sai phạm tại những cơ sở này.

Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị thành lập từ năm 2007 nhưng chưa có cơ sở vật chất ổn định, di chuyển nhiều địa điểm trong 6 năm qua; bộ máy quản lý chỉ có một phó hiệu trưởng; đội ngũ giảng viên, nhân viên rất ít, không tương xứng với yêu cầu của một trường ĐH.

Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đã bị đóng cửa do không đảm bảo điều kiện giảng dạy.

Còn trường ĐH Quốc tế Bắc Hà được thành lập và đăng ký trụ sở chính tại tỉnh Bắc Ninh, hiện đang tuyển sinh và đào tạo tại địa chỉ số 54 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội nhưng chưa được sự đồng ý của UBND TP và Bộ GD-ĐT trong nhiều năm. Một số văn phòng đại diện của các trường đã dừng hoạt động nhưng không thông báo với các cơ quan có liên quan như văn phòng đại diện của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cơ sở chính tại TP HCM.

Bên cạnh đó, nhiều trường đại học “khan” sinh viên, có nguy cơ đóng cửa. Có những trường đầu tư cơ sở vật chất tốt, đội ngũ khá mạnh và chỉ tiêu không nhiều nhưng vẫn tuyển không được. PGS Trần Xuân Nhĩ - phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng nhiều trường không tuyển nổi sinh viên, đang đứng trước nguy cơ “tự chết” nếu không được Bộ GD-ĐT tiếp sức.

Hủy quy định chức danh PGS ông Hoàng Xuân Quế

Năm 2013, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước vừa có quyết định hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế - trường ĐH Kinh tế quốc dân - sau khi Bộ GD-ĐT đã thu hồi bằng tiến sĩ do ông Quế “đạo luận án tiến sĩ với tỉ lệ sao chép lên đến 30%”.

Trong quyết định do Phó chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước Bùi Văn Ga ký, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã hủy bỏ công nhận chức danh PGS đối với ông Hoàng Xuân Quế và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS đã trao cho ông Quế năm 2009. Lý do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước ra văn bản huỷ bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh PGS của ông Hoàng Xuân Quế là do ông Quế đã không còn bằng tiến sĩ (vì Bộ GD-ĐT đã thu hồi) nên không đủ tiêu chuẩn PGS.

Sau khi bị thu hồi chức danh Tiến sĩ, ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

Ngay sau đó, ông Hoàng Xuân Quế đã khởi kiện Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận vì quyết định hành chính. Trong thông báo thụ lý vụ án, thẩm phán Hoàng Chí Nguyện nói rằng đã thông báo cho Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội và Bộ trưởng Phạm Vũ Luận biết cơ quan này đã thụ lý vụ án và yêu cầu bộ trưởng cho biết ý kiến về vụ kiện và các tài liệu liên quan đến vụ án trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 30/10.

“Nếu hết thời hạn nói trên, người bị kiện là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và những người có nghĩa vụ liên quan không thực hiện thủ tục như Toà án yêu cầu thì phải chịu hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật” - thông báo nêu rõ.

Tiêu cực xảy ra ở trường THPT Quang Trung

Năm 2013, vụ việc tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, tại Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung (quận Hà Đông) khiến nhiều người lo lắng về tính nghiêm túc, công bằng của việc thi cử. Hai giám thị phòng thi số 35 đã ra ngoài nói chuyện trong thời gian cuối của giờ thi môn Toán và môn tiếng Anh. Trong phòng thi, các thí sinh thoải mái trao đổi, xem bài nhau, thậm chí còn làm hộ bài cho bạn. Clip đã được quay từ ngoài vào cho thấy cảnh hỗn loạn trong phòng thi diễn ra ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.

Thí sinh thoải mái trao đổi kết quả trong giờ thi.

Tham gia coi thi tại hội đồng này gồm giáo viên của các trường THPT: Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Chúc Động (huyện Chương Mỹ), Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Thạch Thất và một số giáo viên THCS do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông điều động. Thí sinh dự thi là học sinh của các trường THPT: Trần Hưng Đạo, Lê Quý Đôn, Quang Trung (quận Hà Đông).

Qua kiểm tra, xác minh, Sở GD-ĐT dự kiến kỷ luật các cán bộ vi phạm quy chế cảnh cáo các giám thị trông thi trong phòng thi số 35; khiển trách Chủ tịch Hội đồng thi, Thanh tra viên được phân công phụ trách khu vực phòng thi số 35 và các giám thị ở ngoài phòng thi số 35; phê bình các Phó chủ tịch và Thư ký Hội đồng thi, các thành viên còn lại của tổ thanh tra…

Theo nhận định của nhiều người, mức xử lý cán bộ coi thi vi phạm quy chế của Sở GD-ĐT là quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe, làm gương cho các giám thị, thí sinh khác. Tình trạng thí sinh sử dụng tài liệu, giám thị trông thi thiếu sát sao không phải mới xảy ra trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường Quang Trung.

Khánh An

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.