Nhà trường không được "gây khó" trong vấn đề đồng phục

13:26 | 04/10/2013

683 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thời trước, một bộ đồng phục học sinh trong gia đình có thể mặt từ thời anh, chị đến thời em nhưng ngày nay đã khác, mỗi năm đều phải mua đồng phục mới. Với gia đình khá giả, điều đó không khó khăn gì nhưng những gia đình khó khăn thì phụ huynh càng thêm gánh nặng. Vì thế, nhà trường không được gây khó trong vấn đề đồng phục là quy định mới của Sở GD-ĐT TPHCM.

Do đó, để giảm gánh nặng cho các gia đình thì vừa qua, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM đề nghị các trường triển khai việc mặc đồng phục đúng quy định. Tuyệt đối không để học sinh vì đồng phục mà gặp khó khăn, trở ngại khi đến trường.

Ông Lê Hồng Sơn cho rằng đây là một nội dung rất được xã hội quan tâm, ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm của phụ huynh và học sinh. Theo đó, các cơ sở trường học cần thống nhất với Cha mẹ học sinh trong vấn đề sử dụng đồng phục nhằm giúp tạo sự đồng bộ trong học sinh, tránh cho các em sự phân biệt giàu - nghèo, tăng cường nền nếp, kỷ cương trong nhà trường.

Đồng thời, tuyệt đối nghiêm cấm việc lạm thu, bày vẽ, gây tốn kém và khó khăn cho phụ huynh học sinh về vấn đề đồng phục. Các trường phải đảm bảo đúng các nguyên tắc của đồng phục như được thiết kế giản dị, phù hợp lứa tuổi học sinh và được hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận, dễ tìm mua hoặc may, chất liệu bền và giá không cao hơn giá thị trường.

Không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mỗi đầu năm học. Học sinh có thể giữ gìn cẩn thận đồng phục để sử dụng trong nhiều năm hoặc cho các anh chị em trong gia đình.

Học sinh có thể sử dụng đồng phục trong nhiều năm học (Ảnh: Thanh Thanh)

Nhắc đến quy định này tôi nhớ có lần gặp nhiếp ảnh gia Hải Đông (con trai họa sĩ Chóe) kể rằng: “Ngày xưa gia đình tôi cực lắm. Tôi còn nhớ đến khi học cấp ba mà cũng chưa may được cái quần ở tiệm; lúc nhỏ thì mẹ may cho, lớn chị gái may. Đến năm học cấp ba, phải lấy quần của chị gái lộn trái, sửa lại cho tôi mặc và đến khi cưới vợ mới may được cái quần mới”.

Câu chuyện bộ đồng phục được tái sử dụng nhiều lần có lẽ vẫn còn trong ký ức của nhiều gia đình. Dù rằng, bây giờ cuộc sống đã khá giả hơn nhưng không hẳn tất cả đã thoát nghèo.

Về mẫu bộ đồng phục, Sở GD-ĐT TP HCM cũng quy định là nhà trường không tùy tiện thay đổi đồng phục hàng năm hoặc thêm bớt các chi tiết làm khó khăn cho học sinh và cha mẹ học sinh. Nếu cần có sự thay đổi thì phải báo trước và được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Việc thay đổi đồng phục phải được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu.

Bên cạnh đó, đầu năm học, không được để xảy ra tình trạng học sinh vì chưa kịp mua hoặc may đồng phục mà không thể đến trường. Tuyệt đối không để học sinh vì đồng phục mà gặp khó khăn, trở ngại khi đến trường. Khuyến khích các trường thống nhất về kiểu dáng, màu sắc để phụ huynh tự chủ động đi may cho thuận tiện. Thủ trưởng các đơn vị trường học cần phân công rà soát, lưu ý những trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn để vận động các Mạnh Thường Quân chăm lo, tặng các em học bổng, sách vở, đồng phục để đi học.

Thế là câu chuyện về bộ đồng phục đã được quy định rõ ràng, hợp tình – hợp lý, nhân văn cho tất cả đối tượng học sinh. Vấn đề còn lại là việc thực hiện của các trường, phải làm sao để mỗi học sinh đến trường tìm thấy niềm vui trong học tập chứ không phải là áp lực từ bộ đồng phục.

Thanh Thanh

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.