Vụ chính phủ Mỹ đóng cửa: Ai là người thắng cuộc?

07:00 | 18/10/2013

441 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Các thống kê mới nhất cho biết Mỹ đã thiệt hại 24 tỷ USD, một cách không cần thiết, trong 16 ngày chính phủ đóng cửa vì không có ngân sách. Đảng Cộng hòa bị coi là thua thiệt nhưng phía Dân chủ cũng chỉ ăn mừng chừng mực.

>> Chính phủ Mỹ mở cửa trở lại, nguy cơ vỡ nợ được xua tan

Nhân viên chính phủ mở cửa Đài tưởng niệm Martin Luther King sáng 17/10, vài giờ sau khi dự luật ngân sách được thông qua

Theo các chuyên gia kinh tế, dịch vụ chính phủ “gặm” của GDP hết 3.1 tỷ USD, theo thống kê của IHS Global Insight.

Khu vực kinh tế phi chính phủ cũng bị thiệt hại do thất nghiệp tạm thời và sự đình trệ giao dịch làm ăn. Standard & Poor’s ước tính thiệt hại trong lĩnh vực này lên đến 24 tỷ USD, tương đương 0.6% GDP.

Các tính toán chi tiết sẽ được công bố trong thời gian sắp tới vì “ảnh hưởng lên phần còn lại của nền kinh tế sẽ khó định lượng”- theo nghiên cứu của các nhà kinh tế tại HIS.

Nghiên cứu cũng nói tăng trưởng kinh tế trong ba tháng cuối của năm 2013 sẽ đạt 1.6%, tức là thấp hơn mức dự đoán 2.2% nếu không có vụ đóng cửa chính phủ.

Phía chính phủ thì bị thất thu thuế do giao dịch kinh tế bị đình trệ.

Trong ngay hôm qua, tất cả nhân viên chính phủ liên bang Mỹ được lệnh trở lại làm việc, sau khi Quốc hội thông qua một dự luật để chính phủ mở cửa lại và nâng mức trần nợ. Dự luật này đã được Tổng thống Obama ký ban hành, chấm dứt vụ giằng co chính trị vốn có thể làm bùng ra một vụ khủng hoảng kinh tế.

Có thể nói, bản tổng kết cuộc khủng hoảng không hề sáng sủa gì đối với các nghị sĩ quốc hội lưỡng viện Mỹ.

Bị thua thiệt nhiều nhất trong trận chiến chính trị này là các nghị sĩ của đảng Cộng hòa, như Chủ tịch Hạ viện John Boehner, thuộc đảng Cộng hòa, đã thừa nhận. Đảng này bị chia rẽ nặng nề và trong thời gian tới sẽ tính sổ với nhau.

Các nghị sĩ đảng Dân chủ biểu lộ thắng lợi một cách khiêm tốn, vì họ thừa hiểu rằng cuộc khủng hoảng mới chỉ tạm dừng chứ chưa kết thúc. Cần phải đàm phán một thỏa thuận có hiệu lực lâu dài để tránh nguy cơ bị suy thoái và bất bình trong công luận Mỹ.

Tổng thống Barack Obama tỏ ra hài lòng nhưng đồng thời chú ý đối xử khéo léo với các đối thủ chính trị. Theo các cuộc thăm dò dư luận, Tổng thống Mỹ được đánh giá là người đã có thái độ phù hợp với tình hình. 

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc