Ước nguyện dang dở của gia đình Shinawatra (Kỳ 2)

07:00 | 13/12/2013

2,220 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Ít người biết được rằng gia đình Shinawatra đầy quyền lực tại Thái Lan lại là người Trung Quốc nhập cư.

>> Ước nguyện dang dở của gia đình Shinawatra (Kỳ 1)

Nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra

Đầu năm 2010, một nhóm thành viên cốt cán của “Đảng Pheu Thai”, tức “Đảng vì nhân dân” (tiền thân của nó là “Đảng sức mạnh nhân dân”, với nòng cốt là đảng viên cốt cán của Đảng Thai Rak Thai) đã bay ra nước ngoài, tham vấn ý kiến của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra về vấn đề lựa chọn bà Yingluck làm người đại diện cho Đảng tham gia tranh cử Thủ tướng. Sau cuộc hội kiến với anh trai ở Dubai, tháng 5-2010, cô con gái út của gia tộc Shinawatra đã quyết định tham chính.

Trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 07-03-2011, “Đảng Pheu Thai” đả giành thắng lợi áp đảo đưa bà Yingluck Shinawatra trở thành Thủ tướng Thái Lan nhiệm kỳ 28. Sau khi lên nắm quyền bà tiếp tục thực hiện ước nguyện dang dở của người anh cả là xây dựng một đất nước đoàn kết, một xã hội công bằng, hướng đến tầng lớp trung lưu và người nghèo Thái Lan.

Bà tuyên bố bắt đầu từ năm 2012 sẽ tiến hành tăng lương tối thiểu trên toàn quốc, tại thủ đô Bangkok sẽ tăng lên 40%, tức là 300 Baht một ngày. Để giảm nhẹ gánh nặng cho người sử dụng lao động, mức thuế xuất sẽ giảm từ 30% xuống còn 23%, sang năm 2013 sẽ tiếp tục giảm còn 20%. Bà còn nâng mức thu mua gạo của nông dân từ chưa đầy 10.000 Baht/tấn lên 15.000 Baht, các trường học tiến hành cấp phát máy tính bảng cho học sinh…

Tuy nhiên, những phức tạp trong đời sống chính trị Thái Lan cùng với những chính sách của bà đã động chạm đến quyền lợi của một bộ phận không nhỏ giới thượng lưu. Và “Phe áo vàng” đã mượn cớ Thủ tướng Yingluck Shinawatra muốn quốc hội thông qua dự luật ân xá để người anh trai Thaksin (đang sống lưu vong ở nước ngoài sau cuộc đảo chính năm 2006) trở về nước, để dấy lên một làn sóng biểu tình đòi lật đổ Chính phủ. Phe đối lập đã nhiều lần đòi bà Yingluck phải từ chức để thành lập một “Hội đồng nhân dân” không qua bầu cử.

Tuy Thủ tướng Yingluck đã tuyên bố giải tán Hạ viện nhưng bà đã bác bỏ yêu cầu này và tuyên bố sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến cuộc bầu cử trước thời hạn vào ngày 2-2-2014, bà cũng cho biết sẽ tiếp tục ra tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới. Ngày 11-12 “Phe áo đỏ” tuyên bố sẽ xuống đường để bảo vệ “Chính quyền của dân nghèo”, thể hiện rằng phần lớn người dân Thái Lan vẫn tin tưởng vào con đường mà những người mang họ Shinawatra khởi xướng.

Tuy nhiên, chính phủ Thái Lan hiện đang ở thế yếu vì không được sự ủng hộ của giới quyền lực, nhất là thành phần bảo hoàng và quân đội - những thế lực không muốn bị mất quá nhiều quyền lợi về tay người nghèo. Ông Suthep Thaugsuban chính là người đại diện của giới thượng lưu trong xã hội Thái Lan, mà công cụ của nó chính là quân đội Thái.

Hiện quân đội tuyên bố giữ thế trung lập vì họ tránh xảy ra tai tiếng về một “cuộc thanh trừng gia tộc Shinawatra”, khi trong quá khứ họ đã từng lật đổ ông Thaksin Shinawatra. Tuy nhiên, nếu các cuộc biểu tình không thể lật đổ được chính phủ của bà Yingluck và khả năng bà có thể thắng cử trong cuộc bầu cử trước thời hạn vào ngày 02-02-2014 thì rất có thể giới quân sự và phe đối lập sẽ bắt tay nhau dựng lên một chính phủ mới.

Rất nhiều khả năng là người thứ 2 trong gia tộc Shinawatra sẽ phải rời bỏ chính trường, mơ ước thay đổi nền chính trị Thái Lan của thế gia chính trị gốc Hoa này lại một lần nữa dang dở? 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc