Trung Quốc la làng vì bị Mỹ tăng cường do thám

07:00 | 24/08/2013

530 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Một quan chức cao cấp Trung Quốc tố giác Mỹ đang có thêm các cuộc do thám bằng tàu chiến và máy bay tại vùng biển gần Trung Quốc, và gọi đây là một hành vi đáng lo ngại.

Mỹ thường xuyên do thám Trung Quốc bằng máy bay P-3C Orion

Tờ báo China Daily (bản tiếng Anh) của Trung Quốc hôm 22/8 thuật lại lời ông Quan Ưu Phế, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói rằng “bất kỳ nước nào cũng cảm thấy bất an và bị đe dọa trước tần suất do thám cao như thế” và hành động này “đi ngược lại những cố gắng xây dựng một loại quan hệ mới giữa hai nước”.

Ông nói tiếp, ngoài chuyện do thám, các tàu chiến và máy bay của Mỹ cũng tiến sát đến gần các tàu và máy bay của Trung Quốc trong đặc khu kinh tế của Trung Quốc.

Ông Quan cảnh báo rằng “nếu Washington tiếp tục thái độ ngoan cố của  mình, khả năng đối đầu giữa tàu chiến và máy bay của hai nước sẽ tăng, có thể dẫn đến va chạm ngoài ý muốn”.

Ông cũng lo ngại trước sự kiện Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã phê chuẩn dự luật năm 2013 về Đài Loan, cho phép Tổng thống Obama chấp nhận yêu cầu của chính phủ Đài Loan muốn mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

Bắc Kinh đã từng nhiều lần chỉ trích Washington trong mối liên hệ với sự hiện diện ngày càng tăng của các loại kỹ thuật tình báo Mỹ trên biên giới của Trung Quốc. Mấy năm gần đây tình hình trong lĩnh vực này hầu như không thay đổi. Mặc dù hai nước phát triển quan hệ quân sự, nhưng, các vấn đề quân sự và chính trị quan trọng nhất ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Mỹ,vẫn là rất nóng hổi.

Trên thực tế, Trung Quốc là mục tiêu chính trong quá trình xây dựng quân sự của Mỹ. Về mặt này, có thể nhắc nhở về hoạt động tích cực của các máy bay trinh sát Mỹ trên biên giới của Liên Xô - đối thủ tiềm năng chính của Mỹ trong thời gian Chiến tranh Lạnh. Khi đó, các máy bay trinh sát RC-135 đã thường xuyên thực hiện các chuyến bay dọc theo đường biên giới của Liên Xô. Nếu một ngày nào đó phi cơ Mỹ không xuất hiện, thì ban chỉ huy quân đội Xô Viết đã thể hiện sự quan tâm và cố gắng làm sáng tỏ lý do vắng mặt của nó.

Trung Quốc phản ứng một cách gay gắt trước hoạt động của các máy bay trinh sát và hải quân Mỹ ở vùng Biển Đông, nơi tập trung các tuyến đường thủy quan trọng nhất đối với Trung Quốc. Ở vùng này bố trí căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn để trong khu vực này các tàu ngầm tên lửa hạt nhân có thể tuần tra an toàn, có lẽ, các tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc cũng sẽ phục vụ mục đích này.

Tháng 4/2013, nhà phân tích quân sự nổi tiếng của Trung Quốc, Chuẩn Đô đốc Yin Zhuo đã bày tỏ sự lo ngại về hoạt động tình báo ngày càng tăng trong khu vực không chỉ của Mỹ mà còn của các tàu ngầm Nhật Bản và Úc. Ông Yin Zhuo kêu gọi củng cố tiềm năng chống tàu ngầm gia của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Trung Quốc lo ngại rằng, Mỹ và các đồng minh của họ sẽ có khả năng nghiên cứu chi tiết điều kiện địa phương, và trong tương lai nhờ sự hợp tác với một trong những nước Đông Nam Á sẽ triển khai mạng lưới thiết bị tình báo dưới đáy biển.

Trong trường hợp này, các tàu ngầm hạt nhân, mà Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền để xây dựng chúng, dễ bị tổn thương. Đó là lý do tại sao vào năm 2009, hải quân Trung Quốc cùng với các cơ quan hàng hải dân sự và các tàu đánh cá được thu hút vào chiến dịch này đã hết sức cố gắng ngăn chặn hoạt động của chiếc tàu thăm dò đại dương phao thủy văn Impeccable của Mỹ.

Kinh nghiệm của Liên Xô cho thấy rằng, không thể ngăn chặn hoặc giảm bớt số lượng máy bay do thám và tàu trinh sát của Mỹ hiện diện gần biên giới của đất nước. Chỉ có thể ngăn chặn khi hành động của chúng vi phạm pháp luật quốc tế.

Cũng có thể đáp ứng đối xứng với các hoạt động tình báo của Mỹ và các đồng minh của họ. Ở thời Liên Xô, phục vụ mục đích này đã có các máy bay ném bom hạng nặng thực hiện chuyến bay tới vùng Bắc của Đại Tây Dương, cũng như hoạt động tích cực của các tàu trinh sát và tàu ngầm gần bờ biển nước ngoài. Hiện nay, nước Nga cũng sử dụng kinh nghiệm này với mức độ nhất định. Có lẽ, trong tương lai, Trung Quốc cũng sẽ đi theo con đường này.

Th.Long

Tổng hợp