Tổng giám đốc IMF ra hầu tòa

07:00 | 24/05/2013

461 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Trong hai ngày 23 và 24/5, đương kim Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) người Pháp, bà Christine Lagarde phải ra trước vành móng ngựa để trả lời quan tòa những cáo buộc chống lại bà liên quan tới một vụ án gian lận và biển thủ công quỹ.

 

Bà Christine Lagarde đến Tòa án Tư pháp Pháp ngày 23/5

Tại tòa án, bà Lagarde phải giải thích về việc xử lý hồ sơ tranh chấp giữa doanh nhân Bernard Tapie và ngân hàng Pháp Crédit Lyonnais thời bà còn là Bộ trưởng Kinh tế Tài chính dưới thời Tổng thống Sarkozy. Tòa án Tư pháp Pháp là một định chế đặc biệt được thành lập để xét xử các bộ trưởng.

Năm 2007, bà Lagarde đã quyết định nhờ đến một tòa án trọng tài để giải quyết cuộc tranh chấp kéo dài từ những năm 1990: Ông Bernard Tapie kiện ngân hàng Crédit Lyonnais bị ông cho là đã làm ông bị thiệt thòi trong vụ làm trung gian giúp ông bán tập đoàn giầy Addidas của ông. Tòa án trọng tài cuối cùng đã quyết định có lợi cho ông Tapie: ông được trả 400 triệu euro (285 triệu tiền bồi thường cộng với tiền lời).

Tại tòa, ba vị thẩm phán nghe bà Lagarde giải thích là những người đã điều tra vụ việc từ hai năm này. Họ nghi ngờ có tình trạng “gian lận và biển thủ công quỹ”. Bà Lagarde có nguy cơ bị truy tố tại Pháp và phải rời bỏ chức vụ Tổng giám đốc FMI như người tiền nhiệm của bà là Dominique Strauss Kahn.

Tuy nhiên trước vụ này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế vẫn tỏ thái độ tín nhiêm vị Tổng giám đốc của mình. Tháng 6/2011, bà Christine Lagarde đã thông báo rõ với Hội đồng Quản trị của FMI là một thủ tục pháp lý nhắm vào bà được tiến hành ở Pháp và bà có thể một lúc nào đó phải trở về Paris để trả lời các thẩm phán. Cho nên Hội đồng Quản trị FMI biết rõ sự vụ và vẫn quyết định chọn bà một tháng sau đó.

Hiện nay, Hội đồng này có vẻ tiếp tục tín nhiệm bà Lagarde vẫn được xem là không có tội. Cho nên, không có việc bà từ chức cho dù có bị truy tố.

Ở đây, người ta đánh giá là trong những tháng tới, bà chỉ sẽ bị cầm chân ở Paris vài ngày, đáp ứng nhu cầu về thủ tục, không có trở ngại gì trong lịch trình làm việc hay là trong sự tập trung cần thiết cho công việc quan trọng của bà.

Chuyện này hoàn toàn không giống sự cố liên quan đến người tiền nhiệm của bà ở FMI là ông Dominique Strauss Kahn, bị bắt giữ và phải từ nhiệm.

Tuy nhiên nếu sau vụ bị truy tố, trong vài tháng tới, bà Lagarde phải ra trước tòa án, thì khi ấy Hội đồng Quản trị sẽ quyết định xem bà có khả năng tiếp tục nhiêm vụ cho đến hết nhiệm kỳ hay không. Đây là một trường hợp chưa từng xảy ra.

Nh.Thạch(Theo AFP)

 

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc