Những cuộc đối đầu giữa KGB và CIA (Kỳ cuối)

07:00 | 23/11/2013

2,781 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ở Liên Xô, Cozlov vẫn ở trong tầm mắt của tình báo Mỹ, nhưng anh không tìm cách tiếp xúc với họ. Đồng thời, như cụm tình báo của CIA ở Moskva làm rõ, chẳng bao lâu sau khi từ Mỹ trở về, Cozlov nhận quân hàm trung tá và có “mái che” là cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.

>> Những cuộc đối đầu giữa KGB và CIA (Kỳ 2)

>> Những cuộc đối đầu giữa KGB và CIA (Kỳ 1)

Chiến dịch “Kitti-Hook”

Trong lần gặp đầu tiên, Cozlov nói với Shadrin rằng, anh ta có thể tạ tội với tổ quốc, nếu chuyển cho tình báo Xôviết tài liệu mật của Hải quân Mỹ, và để bắt đầu, hãy lập báo cáo đầy đủ về những kẻ đào tẩu và những người nhập cư mà anh ta đã buộc phải làm việc cùng. Để hoàn thành nhiệm vụ Cozlov giao cho, Shadrin không cần phải làm gì. Theo lệnh của Hoover, người ta đã chuẩn bị cho anh ta mọi tài liệu cần thiết để chuyển cho tình báo Liên Xô. Trong lần gặp thứ hai, Cozlov cho Shadrin xem bức ảnh chụp Nosenco do các nhân viên tình báo KGB chụp trên một con phố ở Meriland và giao cho Shadrin phải tìm ra địa chỉ của Nosenco và Golishưn. Sau đó, Cozlov khuyến cáo Nosenco nên giữ khoảng cách với Orlov bởi anh ta là điệp viên Xôviết.

Tổng cộng có 5 lần gặp mặt giữa Cozlov và Shadrin. Tại lần gặp cuối cùng trên bãi đỗ xe cạnh một siêu thị, Cozlov đưa cho Shadrin một phong bì, trong đó có ảnh vợ và con trai anh ta (khi đó đang ở Leningrad), cùng một lá thư. Theo quy tắc hoạt động bí mật, sau khi đọc xong thư và chăm chú ngắm nhìn hai bức ảnh, Shadrin đưa chúng lại cho Cozlov. Họ không gặp nhau thêm lần nào nữa. Cuối mùa hè Cozlov trở về Moskva và FBI mất kiểm soát chiến dịch.

Cựu Giám đốc CIA, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Schlesinger

Ở Liên Xô, Cozlov vẫn ở trong tầm mắt của tình báo Mỹ, nhưng anh không tìm cách tiếp xúc với họ. Đồng thời, như cụm tình báo của CIA ở Moskva làm rõ, chẳng bao lâu sau khi từ Mỹ trở về, Cozlov nhận quân hàm trung tá và có “mái che” là cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế. Trách nhiệm của anh ta là tháp tùng phái đoàn Liên Xô trong những chuyến công tác ở nước ngoài.

Angleton dù sao vẫn nghi ngờ Cozlov. Lý lẽ của ông ta, ngoài linh cảm, còn là sự am hiểu sâu rộng của Cozlov về những chiến dịch của các phân đội mà trong ngành anh ta không hề có mối quan hệ nào. Trước hết là thông tin về Osvald. Angleton vẫn giữ lệnh cấm phòng Liên Xô tiếp xúc với Cozlov.

Tuy nhiên, sau này Angleton lại phải thay đổi ý kiến của mình. Từ các đồng nghiệp tình báo Israel, ông ta được biết rằng, Igor Frolovich Cozlov không phải ai khác, mà chính là con trai của Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đầy quyền uy Frol Romanovich Cozlov và rằng, năm 1964 anh ta kết hôn với con gái Bộ trưởng Văn hóa Liên Xô Svetlana Phursheva. Các đồng nghiệp đã cho Angleton xem bức ảnh gia đình hạnh phúc của Cozlov. Sau phát hiện đó, mọi việc trở về vị trí của mình: Angleton thừa nhận rằng ở viên trung tá này có nguồn tin mà các viên tướng KGB khác mơ cũng không có được. Đối với Hoover, thông tin về mối quan hệ họ hàng của Cozlov với Phursheva có nghĩa, trước hết là vụ án về khả năng  tham gia của Moskva vào vụ ám sát tổng thống Kennedi đã khép lại. Đối với cả hai cơ quan, đường công danh hoạn lộ của Cozlov là một trong những mối ưu tiên hàng đầu - Điệp viên Kitti-Hook được phong quy chế nguồn tin cao cấp nhất ở Liên Xô.

Song, Cozlov không biểu hiện một chút quan tâm nào đến việc tiếp tục tiếp xúc với CIA. Trong năm 1972, Ecaterina Phursheva sang thăm Hoa Kỳ. Ở CIA người ta chờ đợi rằng, Cozlov (lúc đó đã là đại tá) có thể sẽ đi cùng với bà. Nhưng anh ta đã không đến. Sau này, Angleton khẳng định rằng chưa bao giờ tin tưởng Cozlov hoàn toàn, nhưng buộc phải tiếp tục chiến dịch, xuất phát từ quan hệ bà con họ hàng của anh ta với một trong những nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo Liên Xô. Phursheva qua đời trong vòng hai tháng trước khi Angleton nghỉ hưu. Nhưng chiến dịch “Kitti-Hook” vẫn tiếp tục.

Con chồn hôi trong vườn hồng

Qua hồi ký của một vài người được biết rằng năm 1973, Giám đốc CIA khi đó là James Schlesinger. Ông ta suy nghĩ nên làm gì với Angleton - người luôn nghi ngờ những người khác. Angleton là con người của quá khứ, nhân vật từ thế giới khác. Những chính khách thế hệ mới thể hiện phong cách sống lành mạnh và năng động, giải quyết được những vấn đề quan trọng nhất khi gặp nhau tại sân golf hay sân tennis. Còn Angleton suốt ngày ngồi ở phòng làm việc, chìm ngập trong khói thuốc và bói bài tây. Shlesinge làm Giám đốc CIA được đúng 5 tháng, rồi sau đó trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Người kế nhiệm ông ta là Wiliams Colbi đã buộc phải cho Angleton về hưu. Tuy nhiên, thoát khỏi Angleton, CIA lại vấp phải những vấn đề khác, vì nó mà vào những năm 80 họ phải trả một giá đắt.

Nỗi đau lớn nhất của Angleton là việc bỏ trốn hồi tháng 3/1963 của Kim Philbi, bạn của ông. Đến khi đã nghỉ hưu, ông đã rút ra được kết luận rằng khi đã ở Liên Xô, Philbi trở thành cố vấn của nhóm chống Khrusev và rằng, chính theo lời khuyên của Philbi, ngay sau vụ ám sát Kennedy, Moskva đã phái sang phương Tây những kẻ đào tẩu giả danh để thuyết phục người Mỹ về sự vô can của KGB. Cozlov lần đầu tiên tiếp xúc với tình báo Mỹ, sau khi Tổng thống Mỹ bị ám sát một tháng - đó là một phần của kế hoạch này.

Phóng viên Jozeph Trento đã gặp James Angleton tại nhà riêng của ông hồi cuối năm 1985. “Thợ săn chuột chũi” khi đó đang bị bệnh nặng, song vẫn hút thuốc liên tục. Ông nói với người phóng viên đến thăm mình một cách cay đắng: “Tôi mãi chỉ là con chồn hôi ở bữa tiệc vui trong vườn hồng”. Ông qua đời trong tháng 5/1987 ở tuổi 70 vì căn bệnh ung thư phổi. Kim Philbi sống thọ hơn ông một năm.

Tháng 3/1991 kẻ đào tẩu tiếp theo của KGB là Vaxili Nikitin Mitrokhin. Anh ta làm việc ở bộ phận lưu trữ của KGB. Khi chạy sang phương Tây anh ta mang theo rất nhiều tài liệu. Nhờ số tài liệu này, cùng việc tố giác một vài điệp viên Mitrokhin tạo được lòng tin của những người bảo trợ của mình. Theo tài liệu của anh ta, hóa ra trên lãnh thổ Bắc Mỹ, Tây Âu, Israel và Nhật Bản có bố trí nhiều kho bí mật chứa vũ khí, chất nổ và những đạo cụ gián điệp và có thể các kho này đã bị gài mìn. Mitrokhin không phải là người đầu tiên thông báo điều này. Nhưng, đã chỉ ra chính xác tuyệt đối vị trí một kho bí mật như vậy ở Thụy sĩ và trong tháng 12/1998 cảnh sát Thụy Sỹ, theo sự chỉ dẫn của anh ta, đã thu giữ được kho vũ khí bí mật đó.

Phương Nam