Xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraina:

Nếu phương Tây biết giữ lời…

11:18 | 17/03/2014

15,929 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina sẽ không đến nỗi tồi tệ như hiện nay nếu các nước phương Tây biết trọng những lời hứa của mình.

Nếu phương Tây biết giữ lời…

Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski (giữa), Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier (trái) cùng các lãnh đạo đối lập ở Ukraina sau khi ký thỏa ước với Tổng thống Yanukovych ngày 21/2 tại Kiev

Nếu nhìn lại cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Ukraina, ta có thể nhận thấy việc Nga can thiệp vào Ukraina để quyết giữ bằng được bán đảo Crưm, bắt nguồn từ việc những phần tử cực đoan trong chính phủ tại Kiev hiện nay cũng như các nước châu Âu đã không giữ đúng lời hứa, như những gì họ đã ký trong bản thỏa hiệp giữa chính quyền Tổng thống Yanukovych và phe đối lập ngày 21/2.

Để hiểu được ý nghĩa quan trọng của bản thỏa thuận này, chúng ta cần ngược thời gian về Kiev những ngày giữa tháng 2/2014. Thông tấn xã RIA-Novosti của Bộ Truyền thông đại chúng Nga ngày 21/2 đưa tin: “Vụ Báo chí phủ tổng thống Ukraina đã chính thức xác nhận việc ký kết thỏa hiệp ra khỏi khủng hoảng ở Ukraina giữa nhà chức trách và phe đối lập. Văn kiện được ký bởi Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych, lãnh đạo các đảng đối lập Oudar, Batkivchtchina và Svoboda, Vitali Klitschko, Arseni Iatseniouk và Oleg Tiagnibok...

Thỏa hiệp này đã được đưa ra sáng 22/2 từ cuộc đàm phán quy tụ các lãnh đạo của phe đối lập, Tổng thống Viktor Yanukovych, các lãnh đạo ngoại giao Đức, Pháp và Ba Lan, cũng như đại diện Nga đặc trách nhân quyền.

Đến buổi chiều cùng ngày, người đứng đầu Nhà nước Ukraina loan báo ông sẽ đưa ra những thủ tục nhằm tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm, thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia, quay lại với bản hiến pháp năm 2004, theo đó sẽ quay lại chế độ nghị viện ở Ukraina”.

Nội dung mẩu tin trên không chứa bất kỳ chi tiết nào cho phép dự báo rằng đây sẽ là một trong những mẩu tin cuối cùng của RIA-Novosti về ông Viktor Yanukovych trong cương vị Tổng thống Ukraina. Trái lại, các chi tiết như sẽ “tổ chức một cuộc bầu cử tổng thống sớm, thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia, quay lại với bản hiến pháp năm 2004, theo đó sẽ quay lại chế độ nghị viện ở Ukraina” cho thấy ông này đã nhượng bộ tối đa phe đối lập, đồng thời hứa hẹn một lộ trình kết thúc cuộc khủng hoảng bạo lực như đã tóm tắt ở đoạn cuối trong êm thắm.

Hai ngày sau, 23/2, khi mọi chuyện đã sang trang ở Kiev, RIA-Novosti thuật lại tình hình như sau: “Hôm 23/2, không buồn chờ cho tổng thống ký văn kiện quay lại với bản hiến pháp 2004, Quốc hội Ukraina đã sửa đổi hiến pháp và chỉ định một chủ tịch quốc hội mới, một bộ trưởng nội vụ mới...”.

Về số phận ông Viktor Yanukovych, trong một đoạn băng được kênh truyền hình Nga Rossiya 24 phát đi hôm 22/2, ông Yanukovych tố cáo “đây là một cuộc đảo chính do nước ngoài chỉ đạo”, cho hay “các trung gian quốc tế đã hứa đảm bảo an ninh cá nhân” cho ông nhưng khi mọi việc vẫn chưa ngả ngũ thì ôtô của ông bị bắn.

Ông Yanukovych cũng khẳng định “các quyết định của quốc hội không có tính pháp lý vì các đại biểu làm việc dưới áp lực khủng bố và bị đe dọa”. Hiểu ngầm là, theo nguồn tin chính thức Nga, ông Viktor Yanukovych vẫn cứ còn là tổng thống Ukraina.

Sự lật lọng của phe đối lập thân phương Tây tại Kiev và sự dung túng của châu Âu cho phe đối lập Ukraina đã khiến Nga vào cuộc. Một nhà phân tích chính trị châu Âu nhận xét về sai lầm của phương Tây trong vụ này như sau: Chính các bộ trưởng của châu Âu, nhất là Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, đã bảo lãnh cái kế hoạch thoát ra khỏi khủng hoảng ngày 21/2. Kế hoạch này đã bị đối lập dù đã ký hôm 22/2 bỏ rơi. Thế rồi cũng chính phương Tây lại nói: “Không có gì nghiệm trọng cả, cho qua”. Không, không thể cho qua được trong những điều kiện như thế bởi vì như vậy phương Tây sẽ tự động dấn vào một cuộc khủng hoảng quốc tế. Châu Âu không phải là duy nhất trên thế giới và ông Putin đã nhắc lại với các nước phương Tây là đã quá nhẹ nhàng bỏi rơi thoả thuận đã ký, thoả thuận đó ngoài ra còn được Nga tán đồng.

Chính điều này đã khiến phương Tây “cứng họng” khi Nga quyết định can thiệp và Crưm.

S.Phương

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc