Mỹ đang mất uy tín về vấn đề Syria

09:30 | 09/11/2013

558 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Hội nghị giải quyết hòa bình ở Syria Geneva -2 lại bị trì hoãn đến cuối năm nay. Lý do là vì Mỹ đã không thể liên kết phe đối lập Syria và thuyết phục họ phải tham gia vào cuộc đàm phán. Ngoài ra, phe đối lập Syria và Mỹ chống lại sự tham gia của Iran.

>> Mỹ lại đang giở trò với Syria

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội đàm với Ngoại trưởng Arập Xê-út Saud Al-Faisal bin Abdulaziz al-Saud, ngày  3/11 về vấn đề Syria

Đàm phán về Geneva 2 thất bại

Theo AFP, ngày 5/11, các đàm phán ba bên (Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc, Mỹ và Nga) tại Geneva để xác định thời gian tổ chức Hội nghị hòa bình cho Syria, còn gọi là Geneva 2, đã không đạt kết quả.

Trong một cuộc họp báo, Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc và Liên đoàn Arập Lakhdar Brahimi tránh liệt kê các bất đồng dẫn đến thất bại. Nhưng một điều được ông Lakhdar Brahimi lưu ý là “đối lập Syria bị chia rẽ và không sẵn sàng” tham gia Hội nghị. Đại diện Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh: “Đối lập (Syria) chính là một trong các cản trở”.

Tuy nhiên, ông Brahimi cũng bày tỏ hy vọng một hội nghị như vậy vẫn có thể diễn ra vào cuối năm nay và thông báo cuộc họp ba bên tiếp theo bàn về Geneva 2 sẽ diễn ra vào ngày 25/11 tại Geneva. Hội nghị Geneva 2 chỉ có thể được tổ chức, nếu có cả đại diện của chính phủ và phe nổi dậy.

Để tổ chức được Geneva 2, nhà ngoại giao Liên Hiệp Quốc yêu cầu đối lập Syria tìm ra tiếng nói chung trong việc cử đến Geneva một phái đoán bao gồm đại diện các nhóm phái. Cho đến nay, bất đồng chủ yếu giữa các phe nhóm đối lập Syria xoay quanh vấn đề có coi việc Tổng thống Bachar al-Assad từ chức là điều kiện tiên quyết để tham gia Hội nghị này hay không.

Theo đề xuất ban đầu, Geneva 2 phục vụ mục đích chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria. Như dự định, tham gia hoạt động này ngoài Nga và Mỹ phải có ba thành viên thường trực khác của Hội đồng Bảo an LHQ (Anh, Pháp và Trung Quốc), cũng như các nước láng giềng của Syria. Nhưng, LHQ, Nga và Mỹ lại một lần nữa không đạt được nhất trí về thời gian tổ chức hội nghị. Đó là điều bất ngờ đối với các nhà quan sát.

Nga bảo đảm rằng, Damas sẽ tham gia hội nghị mà không đưa ra điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, đến nay, Mỹ chỉ đơn giản không thể bảo đảm để phe đối lập Syria ngồi vào bàn đàm phán. Cơ chế chính của quân nổi dậy ở Syria – Quân đội giải phóng Syria - là một liên minh lỏng lẻo gồm các nhóm vũ trang dựa vào sự hỗ trợ của các nhà tài trợ khác nhau ở nước ngoài. Nhưng, sự phục tùng của họ vào trung tâm chỉ mang tính chất hình thức. Nhiều nhóm trong số đó không cần đến thỏa thuận ngừng bắn. Nhà phân tích chính trị Mikhail Troitsky nói: “Đối với phái nổi dậy, lệnh ngừng bắn tương đương với việc chấp nhận chế độ Assad và từ chối kế hoạch giành chính quyền. Họ không cần đến điều đó bởi vì nhiều người trong số họ nhận sự hỗ trợ vật chất cụ thể từ việc tiếp tục cuộc đấu tranh vũ trang”.

Một vấn đề khác là các chế độ quân chủ Arập và các nhóm nổi dậy Syria không muốn để phái đoàn của Iran, đồng minh chính của Damas trong khu vực, tham gia Hội nghị Geneva. Các đại diện của phe đối lập tuyên bố rằng, họ sẽ không tham gia vào Geneva 2 nếu phái đoàn Tehran đến dự hội nghị này.

Nhưng nếu không có Iran thì quá trình đàm phán là vô nghĩa. Chuyên gia về Trung Á và Trung Đông Semen Baghdasarov nói: “Iran có ảnh hưởng lớn đến các sự kiện ở Syria. Nước này giành sự hỗ trợ quân sự kỹ thuật, ủng hộ về mặt tinh thần và giúp đỡ về mặt ngoại giao cho ban lãnh đạo Syria. Theo những tuyên bố của phe đối lập Syria, hiện nay, tham gia cuộc chiến ở Syria có 60 nghìn quân nhân Iran. Ngoài ra, Iran tác động rất tích cực đến các đồng minh Shiite của họ ở Iraq. Do đó, nếu Iran không tham gia quá trình thảo luận về vấn đề Syria thì hội nghị chỉ đơn giản là vô nghĩa”.

Xét theo mọi việc, đây chính là ý đồ của những người chống lại Geneva 2. Có thể hiểu khá rõ tại sao họ hành động như vậy. Trong hai năm qua, các chế độ quân chủ Arập làm mọi thứ để lật đổ chế độ Syria bằng bàn tay của người khác. Nhưng, họ vẫn không thể đạt được mục tiêu này. Và bây giờ, vì lòng tự tôn, họ không chịu chấp nhận sự thất bại, từ chối ngồi vào bàn đàm phán cùng với đại diện của chính phủ Bashar al-Assad. Xét theo mọi việc, họ cho rằng, lối thoát duy nhất là tiếp tục thổi phồng xung đột Syria, phá hoại mọi nỗ lực nhằm giải quyết chính trị vấn đề này. Và họ đang làm như vậy.

Chắc là, họ hy vọng rằng, Washington sẽ không dám phá vỡ quan hệ với các đồng minh quan trọng trong khu vực do vấn đề Syria. Washington thực sự không dám làm như vậy và do đó trì hoãn hội nghị. Chính bởi vậy Mỹ buộc phải ủng hộ đòi hỏi phi lý không cho phép Iran tham gia Geneva 2. Nhưng, việc kéo dài vô thời hạn quá trình này có thể giáng đòn vào uy tín của Washington. Và để ra khỏi tình trạng này, Nhà Trắng có thể đánh đòn bất ngờ vào uy tín của nước khác. Trong những trường hợp như vậy, vị trí của các đồng minh em út, những nước đưa ông anh cả vào tình huống khó xử là dễ bị tổn thương nhất.

Phe nổi dậy Syria từ chối tham gia Geneva 2, trong ảnh: chiến binh của Quân đội Tự do Syria tại thành phố Aleppo, ngày 3/11/2013

Nga chỉ trích Mỹ quanh vấn đề vũ khí hóa học của Syria

Ngày 8/11, Nga phản bác thái độ hoài nghi của Mỹ khi đề cập đến kho vũ khí hóa học mà chính phủ Syria dưới quyền ông Bashar Al Assad đồng ý khai báo với quốc tế.

Hôm qua giới chức Nga lên tiếng cho rằng sự nghi ngờ của Mỹ là vô căn cứ. Trong tuần này,  đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power tuyên bố Washington thực sự quan tâm vì tổng thống Bashar Al Assad của Syria từng  nhiều lần thất hứa không cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết theo yêu cầu.

Trong khi đó phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Alexander Lukashevich tuyên bố với báo chí rằng quan điểm của giới chức Mỹ chứng tỏ Wahington coi thường việc làm của Tổ Chức Nghiêm Cấm Vũ Khí Hóa Học và Liên Hiệp Quốc, hai cơ quan chịu trách nhiệm trong việc buộc Syria không được thủ đắc và sử dụng vũ khí hóa học.

H.Phan

Tổng hợp

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc