Lùi thời gian ngân hàng cơ cấu lại nợ
Thông tư 09 vừa được NHNN ban hành, có hiệu lực từ hôm nay (20/3), sẽ thay thế Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Theo đó, nội dung sửa đổi quan trọng nhất là việc cho phép các ngân hàng và TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ với điều kiện chặt chẽ hơn. Ngân hàng, TCTD phải ban hành quy định nội bộ về kiểm soát, giám sát việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; kiểm soát nội dung, lý do cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với từng khoản nợ.
Chỉ trong thời gian ngắn, NHNN đã đưa ra những điều chỉnh quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ
Tuy nhiên trong thời gian từ nay đến hết quí I-2015, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ chỉ được thực hiện một lần. Đồng thời ngân hàng, TCTD phải thường xuyên rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng sau khi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, không được tiếp tục cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại...
Bổ sung, sửa đổi quy định đối với các khoản nợ vi phạm pháp luật và các khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, theo đó, các khoản nợ này được phân loại tối thiểu vào nhóm 3 và tùy theo thời gian quá hạn kể từ ngày ra quyết định thu hồi nợ hoặc kể từ ngày phải thu hồi theo kết luận thanh tra, các khoản nợ này phải được phân loại vào nhóm 4 hoặc nhóm 5 tương ứng.
Trước đó, Thông tư 02 quy định, dựa trên kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) cung cấp, toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ và xếp vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn. Tuy chưa bắt buộc các ngân hàng thực hiện yêu cầu này, song Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng vẫn phải tự phân loại nợ và gửi kết quả cho CIC để tổng hợp và giám sát.
Đối với việc trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) phát hành, để mua nợ xấu của TCTD thực hiện theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư 19 (nếu có). NHNN cũng yêu cầu ngân hàng, TCTD định kỳ phải tự đánh giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để đảm bảo giá trị của tài sản vảo đảm phù hợp với giá trị thị trường khi tính số tiền phải trích lập dự phòng cụ thể.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, sự có mặt của Thông tư 09 là cơ hội để các ngân hàng, TCTD căn chỉnh lại thước ngắm cho chính sự công khai, minh bạch của mình. “Lâu nay, do cơ chế quản lý khiến ngân hàng cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến hậu quả nợ xấu cao. Ðể giải quyết thấu đáo vấn đề này cũng như tránh đi vào "vết xe cũ", ngân hàng phải là một thể chế tài chính vừa tác nghiệp kinh doanh vốn, vừa là "nhà đầu tư của doanh nghiệp". Tức là, ngân hàng phải quản lý khách hàng tốt hơn, định hướng cho khách hàng sử dụng vốn hiệu quả thì ngân hàng mới mong ổn định.”
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, NHNN đã đưa ra nhiều quyết định liên quan đến công tác điều hành chính sách tiền tệ.
P.V
-
Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí
-
Tin tức kinh tế ngày 10/5: Ngân hàng tích cực “bơm” vốn
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5