Đồng ý tăng mức bội chi ngân sách 2014
Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội chiều 23/10, thu cân đối ngân sách ước đạt hơn 752.000 tỷ đồng, giảm gần 64.000 tỷ đồng so với dự toán. Bởi thiếu hụt nên việc đề xuất nâng bội chi là điều không thể trách khỏi cho năm 2014.
Dẫu vậy, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều song gió, Ủy ban Tài chính Ngân sách vẫn đánh giá cao nỗ lực điều hành chi ngân sách của Chính phủ khi cơ bản đảm bảo việc chi tiêu trong năm. Tuy nhiên, qua giám sát thực tế, Ủy ban này nhận thấy chính việc ban hành nhiều chế độ, chính sách mới đã làm tăng chi cho ngân sách.
Ủy ban Tài chính Ngân sách nhất trí nâng trần bội chi 2014 từ 4,8 lên 5,3% GDP
Cụ thể, có là thực tế mất cân đối như chưa bố trí đủ nguồn trả nợ đến hạn, bù lãi suất cho hai ngân hàng chính sách, nợ Quỹ bảo hiểm xã hội, thu hồi đủ số vốn ứng trước, số nợ Quỹ hoàn thuế của các năm trước...
Chia sẻ bên lề phiên làm việc, một số Đại biểu Quốc hội đồng tình với quyết của Quốc hội. Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, ông Trần Du Lịch cho rằng, thời gian tới phải huy động nguồn từ trái phiếu Chính phủ thông qua bán trên thị trường tài chính. Điều này có nghĩa phải nâng cao mức huy động của Chính phủ và nâng cao nợ công lên.
“Có thể thấy việc xin nới trần bội chi phản ánh tình hình thu chi ngân sách đang gặp khó khăn rất lớn và việc chi đang vượt quá mức so với thu. Về nguyên tắc, tôi ủng hộ việc tăng bội chi lên 5,3% GDP, vì mức này vẫn nằm trong trần nợ công, dưới 65% GDP mà Quốc hội đã quyết cho Chính phủ. Có nghĩa là “tiêu trước, thôi tiêu sau”, ông Lịch cho biết.
Nhiều ý kiến khác khẳng định, khi các cơ quan điều hành nhìn thấy tăng trần bội chi, tất cả sẽ phải chủ động chi tiêu tiết kiệm hơn, đặc biệt là chi phí thường xuyên như tham quan, hội họp, công tác đông người. “Chúng ta cần phải kiểm soát chặt chẽ phần chi này trong một số công trình mà Chính phủ đã nêu, như vấn đề mở rộng quốc lộ 1A, hoàn thiện quốc lộ 14 đang xuống cấp quá nghiêm trọng. Ngoài ra, việc tăng trần nợ công diễn ra trong năm 2014, còn từ năm 2015, khi nền kinh tế hấp thụ được tín dụng và có thể huy động được nhiều nguồn lực khác thì bội chi phải giảm xuống”, một Đại biểu Quốc hội chia sẻ.
Trước đó, trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, việc tăng trần nợ công diễn ra trong năm 2014, còn từ năm 2015, khi nền kinh tế hấp thụ được tín dụng và có thể huy động được nhiều nguồn lực khác thì bội chi phải giảm xuống như trước đây.
Lê Tùng
-
Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội: Quyết định phương án sắp xếp đơn vị hành chính
-
Đề xuất giảm thuế TNDN với cơ quan báo chí xuống mức 10%
-
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều dự án luật quan trọng
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật vừa được Quốc hội thông qua
-
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
-
Tin tức kinh tế ngày 15/4: Thanh long soán ngôi “vua” trái cây
-
Mỹ ép châu Âu mua dầu khí, nói dễ hơn làm?
-
Giá vàng hôm nay (15/4): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Giá dầu hôm nay (15/4): Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 15/4: Liên minh Châu Âu xem xét mua thêm LNG của Mỹ