Kiều khỏa thân trên bìa sách: Quá dung tục!
Cuốn “Truyện Thúy Kiều” được NXB Nhã Nam giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 250 ngày sinh của Nguyễn Du. Ấn bản do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo. Trước đó, ấn bản này cũng được Vĩnh Hưng Long thư quán in lần đầu năm 1925 và tái bản 1927 sau khi hiệu đính chi tiết.
Trong số các bản Kiều quốc ngữ, bản “Truyện Thúy Kiều” do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo đã được công nhận là bản được phổ biến sâu rộng hơn cả qua các thế hệ người đọc gần một thế kỷ nay. Lần này, NXB Nhã Nam phát hành bản in mới vẫn với nội dung cũ.
![]() |
Hình ảnh Thúy Kiều khỏa thân trên bìa sách |
Tuy nhiên, thay vì hình ảnh Kiều đánh đàn họa thơ thường được phổ biến trong những ấn bản trước, cuốn “Truyện Thúy Kiều” lần này gây tranh cãi bởi phần trang bìa được in bức tranh nàng Kiều đang khỏa thân tắm. Hình ảnh này ngay lập tức bị độc giả cũng như các chuyên gia phản ứng dữ dội, bởi nó không lột tả được những thăng trầm trong cuộc đời truân chuyên và son sắt của Thúy Kiều mà lại thể hiện sự phản cảm và gây hiểu lầm về cuốn sách.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý nhấn mạnh: “Tôi không hiểu được lý do nào khiến các nhà làm sách đưa hình ảnh Thúy Kiều khỏa thân lên bìa sách như vậy. Nó quá dung tục và trần trụi, không hề phù hợp với một cuốn sách có giá trị như Truyện Kiều, cũng như gây ảnh hưởng tới tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du”.
![]() |
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý |
Chuyên gia nói thêm: “Các họa sỹ tài ba thời kỳ trước vẽ Kiều để minh họa cho câu thơ hay một đoạn truyện. Tuy nhiên, việc đưa lên bìa sách là truyện khác. Vì toàn bộ nội dung của truyện Kiều không phản ánh truyện phòng the hay những cái gì dung tục mà nói về số phận một con người, ở đây là nàng Kiều. Nàng Kiều mặc dù phải chịu cảnh tủi nhục trong lầu xanh, nhưng cốt cách của nàng vẫn chưa bao giờ bị xóa bỏ. Xin đừng biến nàng Kiều thành … gái điếm bằng hình ảnh thô tục này”.
Xôn xao về bức ảnh khỏa thân trên bìa sách Truyện Kiều Ngay khi vừa đăng những bức hình đầu tiên về cuốn Truyện Thúy Kiều lên trang cá nhân của nhà sách Nhã Nam thì ngay lập tức bìa sách cuốn này đã bị dư luận chỉ trích vì cho rằng nó “lõa lồ”. |
Những cuốn sách gây bức xúc của Nhã Nam (Petrotimes) – Không chỉ có “Những thứ họ mang”, Nhã Nam còn cho ra đời nhiều cuốn sách khác có nội dung gây tranh cãi, bức xúc lớn trong dư luận. |
Ngoài ra, cô Kim Quý còn cho rằng, việc đưa hình ảnh nàng Kiều một cách dung tục, trần trụi lên bìa sách sẽ khiến độc giả hiểu lầm nội dung cuốn sách, đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi, bởi ở lứa tuổi này, hình ảnh sẽ tác động đến tư duy và tâm lý nhiều hơn là ngôn ngữ.
Đồng quan điểm với chuyên gia tâm lý Kim Quý, nhà văn Lê Tấn Hiển cũng cho rằng việc đưa hình ảnh Kiều khỏa thân lên bìa sách là không chấp nhận được. Nhà văn nói: “Theo như tôi biết, đây là bức tranh được họa sỹ minh họa cho câu thơ: “Rõ màu trong ngọc trắng ngà/Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” mô tả vẻ đẹp Thúy Kiều khi tắm. Thế nhưng hình ảnh Kiều trong Truyện Kiều đâu có phải chỉ có mỗi cảnh nàng tắm? Còn rất nhiều hình ảnh khác như Kiều trao duyên, Kiều tiễn Kim Trọng, Kiều đánh đàn họa thơ cùng Thúc Sinh … Những hình ảnh ấy đẹp đẽ, sang trọng và trân quý biết bao!”.
![]() |
Nhà văn Lê Tấn Hiển |
Nhà văn cũng khẳng định: “Nếu chỉ nói về tính thẩm mỹ thì bức tranh này đẹp, nhưng nó không xứng đáng được đưa ra làm bìa sách, bởi nó không nói lên được cả cuộc đời nàng Kiều, mà chỉ khiến cuốn sách bị hạ giá và dễ hiểu lầm hơn mà thôi. Nó khiến nàng Kiều trở nên trần trụi và dung tục hơn rất nhiều so với giá trị thực của cuốn sách”.
Xung quanh những tranh cãi, Công ty Nhã Nam cho biết ấn bản mới là tái bản nguyên vẹn tác phẩm “Truyện Thúy Kiều” do hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khảo, được Vĩnh Hưng Long thư quán in lần đầu năm 1925 và tái bản năm 1927. Bìa cuốn sách chính là bức tranh của họa sỹ Lê Văn Đệ, thủ khoa khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (năm 1930), nằm trong “Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du” xuất bản năm 1942. Trong cuốn sách “Truyện Thúy Kiều” tái bản lần này có bổ sung thêm một số phụ bản tranh minh họa lấy từ Tập văn họa kỷ niệm Nguyễn Du do Hội Quảng Trị - Huế xuất bản năm 1942. Đây là tập sách bao gồm 11 bức tranh màu in trên giấy dó, của các họa sĩ Vịệt Nam hàng đầu thời bấy giờ, như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Lê Văn Đệ, Lưu Văn Sìn, Nguyễn Đỗ Cung… được xuất bản để lấy tiền sửa mộ, dựng bia kỷ niệm nhà văn Nguyễn Du vào năm 1942. |
Khánh An
-
Cùng robot khám phá xu hướng nghề nghiệp của tương lai
-
Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
-
Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
-
PVU tổ chức thành công điểm thi số 92, kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2025
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
- Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
- Tử vi tuần mới (24-30/3/2025): Tuổi Sửu nỗ lực không ngừng, tuổi Dần tài lộc bội thu
- Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
- Tử vi tuần mới (17-23/3/2025): Tuổi Thân tài chính khởi sắc, tuổi Dậu sự nghiệp thuận lợi
- Tử vi tuần mới (10-16/3/2025): Tuổi Tý chuyển biến tích cực, tuổi Thìn công danh khởi sắc
- Tử vi tuần mới (3/3 - 9/3/2025): Tuổi Dần quyết định sáng suốt, tuổi Ngọ lộc về đầy tay
- Tử vi tháng 3/2025: Tuổi Sửu cơ hội thăng tiến, tuổi Thìn phát triển mạnh mẽ