Quan niệm về rắn ở Việt Nam và các nước trên thế giới

13:43 | 10/02/2013

1,637 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Rắn không chỉ là loài động vật sống trên khắp thế giới, nó còn là biểu tượng cho nước, lửa, linh hồn, nhục dục, quyết đoán, đa nghi. Với một số nước, trong một số nền văn hóa, hình tượng rắn có vị trí quan trọng trong thế giới biểu tượng.

 

Ngôi đền Thean Hock Keong ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Rắn là loài vật đã đi vào đời sống văn hóa của nhân loại. Hình tượng rắn không chỉ xuất hiện trong hầu hết các nền văn hóa mà còn mang nhiều ý nghĩa khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ; là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang nhưng đôi khi lại là một thành viên hay vị thần bảo hộ của gia đình, là nguồn nước và cũng là lửa, là vị phúc thần và ác thần, điều tốt và cái xấu, tượng trưng cho sự sống bất tử và cái chết, dương thế và âm ty, sự hủy diệt và tái sinh, tình yêu, nhục dục và tội lỗi...

Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng, rắn là con vật đa diện, tùy theo quan niệm từng dân tộc và tôn giáo mà nó là loài biểu tượng cho cái ác hay cái thiện. Trong văn hóa Việt, rắn không chỉ là loài động vật bình thường mà còn trở thành một biểu tượng tâm linh.

Từ xa xưa, người Việt có câu chuyện truyền thuyết về loài rắn như câu chuyện Thạch Sanh, Lý Thông; một huyền thoại khác là rắn báo oán mà Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Trong hầu hết các câu chuyện ở Việt Nam, rắn thường gắn với cái ác.

Vì thế, người Việt quan niệm rắn là loài đáng sợ nên không nhiều người thích chúng, vì nọc độc của một số loài rắn có thể giết người ngay tức khắc. Tục ngữ Việt còn có câu nói lên tính xấu của con người với hình ảnh con rắn như "Khẩu phật tâm xà", "Đánh rắn là phải đánh dập đầu", "Cõng rắn cắn gà nhà", vì thế những người tính cách không tốt, thường được ví như người ác, gian manh hay thích nhục dục.

Trong văn hoá dân gian Việt Nam, rắn không được xem là biểu tượng gắn với tôn giáo, trừ trường hợp Phật giáo của người Khmer sống ở Nam Bộ. Tục thờ rắn là một tín ngưỡng nguyên thuỷ của người Việt cổ với hai ý nghĩa chính là tục thờ thủy thần. Tục thờ này mang ý niệm về sông nước của cư dân làm nông nghiệp. Các đền thờ rắn xuất hiện dọc theo các con sông Hồng, sông Cầu, sông Đuống.

Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng và thờ rắn khổng lồ, con rắn này được gọi bằng nhiều tên, song phổ biến hơn cả là serpent rainbow - rắn cầu vồng. Sự đồng nhất hình tượng cầu vồng với rắn xuất phát từ quan niệm liên quan đến nước và đời sống nông nghiệp. Con “rắn cầu vồng tượng trưng cho nước, là thực thể tâm linh lâu đời nhất của người dân bản địa. Là nhân vật cổ xưa được hoan nghênh nhất, thần rắn với sự hiện diện mơ hồ của mình được cảm thấy tất cả các hồ nước và dòng sông, mà ông vừa là nhà sáng tạo vừa là nhà dám hộ

châu Phi, hình tượng rắn được thờ phụng ở rất nhiều quốc gia, dưới nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Tại Congo, “uy lực tối cao của trời là con rắn Điămbô, không ai có thể ngồi lên lưng nó được. Ai trèo lên là lại tụt xuống thấp ngay”. Người Ngbandi phía bắc Congo cũng tin rằng rắn là con vật lâu đời nhất, là tổ tiên sáng tạo. Họ thờ rắn như thờ vị thần tối cao của dân tộc.

châu Mỹ, một số bộ lạc thổ dân tôn kính loài rắn chuông (rattlesnake) như ông vua của loài rắn, những người có khả năng cung cấp nguồn năng lượng gió hoặc gây ra cơn bão lớn. 

châu Âu, tục thờ rắn phổ biến trong các cư dân sống quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp, y học dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh tật. Theo thần thoại cổ Hy Lạp, vị thần Esculape, con trai của thần Apollo được xem là ông tổ ngành y dược, trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đưa cây gậy ra, con rắn bám lấy và bò lên quấn quanh cây gậy của ông.

Thấy vậy, thần Esculape lấy cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Nhưng, một con rắn khác bò tới, miệng ngậm thảo dược để cứu con rắn kia. Cũng từ đây, ông tìm kiếm các loại cây cỏ trên núi để chữa bệnh cứu sống con người. Vì vậy, để khắc họa vị thần Esculape, người ta thường để thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh.

Quan niệm về rắn ở các nước phương Đông: Vị thần rắn trong Ấn Độ giáo có tên gọi là Naga. Rắn được xem như biểu tượng của sự bất tử, được kính trọng như con vật linh thiêng. Người Ấn còn dành riêng cho rắn ngày tết vào tháng 8 hàng năm. Hình ảnh thường thấy ở các đền đài Ấn Độ là vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn quanh mình.

Ở Trung Quốc, tín ngưỡng thờ rắn được biết đến từ khá lâu, qua hình tượng thần Phục Hy đầu người đuôi rắn, thần Nữ Oa đầu người mình rắn. Rắn Naga là biểu tượng của linh vật bảo vệ tôn giáo, cội nguồn của sự sống và cái chết.

Với người Thái Lan, rắn là hồn của âm vật, là thần mẹ. Trong văn hóa tâm linh, rắn là vật linh thiêng, mang lại may mắn cho con người. Vì thế ở đền thờ Thái Lan có rất nhiều đền thờ rắn.

Thờ rắn còn phổ biến trong tín ngưỡng ở Campuchia. Người Khmer vốn có tín ngưỡng thờ rắn Naga chín đầu. Rắn chín đầu là biểu tượng cho thần đất và thần nước. Sau này, do ảnh hưởng của đạo Bà la môn, rắn còn mang biểu tượng nguồn gốc các vị vua lập quốc. Vì thế, các vị vua Khmer thường cho xây dựng các cung điện và đền thờ lớn bằng đá, mà rắn Naga được xem là vị thần canh giữ, chúng xuất hiện trên cầu thang, các lối đi, trên ngưỡng cửa hoặc trên các mái tháp để xua đuổi tà ma.

Trong kiến trúc nhiều ngôi đền cổ của người Khmer, hình ảnh cầu vồng và rắn Naga tượng trưng cho cầu nối giữa trần gian và cõi Niết bàn.

Nguyễn Hoan (tổng hợp)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc