TPP - Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

07:00 | 27/11/2013

18,240 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
TPP - Trans-Pacific Partnership - Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương là đề tài nóng hổi được đề cập liên tục trong thời gian gần đây. Với 12 thành viên chính thức cho đến thời điểm này, TPP được ca ngợi là Hiệp định của thế kỷ XXI, mang lại cho các thành viên và thế giới một cơ hội phát triển có một không hai.

Năng lượng Mới số 277

Nếu như WTO mang tính một chiều, Việt Nam phải chấp nhận những cam kết sẵn có và không có quyền đòi hỏi. Điều này hoàn toàn khác với TPP. Việt Nam tham gia ngay từ đầu, được đưa ra các đề xuất bình đẳng với các nước thành viên và quá trình đàm phán chỉ kết thúc khi được tất cả các thành viên đồng ý.

Hiện nay, khủng hoảng kinh tế chưa qua, còn đang loay hoay vật lộn với những khó khăn chồng chất… các doanh nghiệp Việt Nam rất có thể sẽ bị “cuốn trôi” ngay từ khi hiệp định có hiệu lực, đừng nói đến việc nắm bắt lấy cơ hội.

Việt Nam hiện nay có những nút thắt chưa thể giải quyết trong ngắn hạn. Mục tiêu tái cấu trúc và giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng trước 2015 liệu có kịp để bơm “dòng máu” khỏe mạnh vào những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu?

Đó là lao động có tay nghề. Đây là vấn đề được nhắc đi nhắc lại từ nhiều năm nay, nhưng chưa hề có biện pháp hiệu quả để khắc phục. Được đánh giá là sẽ có lợi nhiều nhất nếu tham gia TPP nhưng lao động trong hai ngành dệt may và da giày đã tới hạn, chỉ thuần túy là gia công, không đầu tư chất xám. 

Dệt may là ngành cần phải có những bước chuyển mạnh mẽ nhằm tận dụng TPP

Để gỡ 2 nút thắt cơ bản này cần có một sự cải cách triệt để từ thể chế, môi trường kinh doanh cho đến giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Tham gia vào TPP giúp chúng ta có động lực và quyết tâm để làm việc đó.

Trong quá trình đàm phán TPP, Việt Nam còn vướng phải những cam kết khá ngặt nghèo.

Đầu tiên là vấn đề sở hữu trí tuệ. Vi phạm sở hữu trí tuệ tại Việt Nam tuy đã được cải thiện trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn gây nhiều rắc rối, đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ. Bấy lâu nay nhiều người chỉ quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ, bản quyền trong lĩnh vực phần mềm mà không biết rằng, đó chỉ là bề nổi, tác động không lớn đến nền kinh tế. Mất nhiều thời gian nhất trong quá trình đàm phán TPP cho đến lúc này chính là vấn đề dược phẩm. Có 2 luồng ý kiến khá trái ngược trong vấn đề này, không chỉ trong TPP mà cả phạm vi toàn cầu. Các nước phát triển - nơi tạo ra nhiều sáng chế nhất thì muốn bảo vệ lợi ích thương mại và họ cần những cam kết cao hơn nhằm đảm bảo sự sáng tạo. Các nước đang phát triển thì cần được chia sẻ những công nghệ mới nhưng với giá cả hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và phục vụ trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. Nhiều nước phát triển trong TPP như Canada đã và đang phản đối mạnh mẽ những điều khoản hà khắc về sở hữu trí tuệ trong quá trình đàm phán. Đây có thể coi là một bước tiến lớn, khi các nước cùng đứng về một phía trong việc bảo vệ sự phát triển của những nước nghèo.

Thứ hai, vấn đề về các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng đang gây ra những tranh cãi nhất định. Đây là lĩnh vực lần đầu tiên xuất hiện trong các hiệp định FTA.

Trên lý thuyết, bất kỳ quốc gia nào cũng có DNNN, chỉ khác quy mô và lĩnh vực hoạt động. Nhiều người cho rằng, những điều khoản về DNNN là nhắm vào Việt Nam và Malaysia, 2 nước có những DNNN mang tầm khu vực và thế giới, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Malaysia thì quy định trong hiến pháp nhằm tạo thuận lợi hơn đối với các hoạt động kinh tế có sự tham gia của người bản địa khiến nước này gặp vô vàn khó khăn trong đàm phán. Việt Nam từ lâu đã bị nhiều quốc gia e ngại khi các DNNN luôn được ưu ái trong việc vay vốn ngân hàng, sử dụng các nguồn lực như đất đai và một số lĩnh vực mang tính độc quyền. Về vấn đề này, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng: Khi gia nhập WTO, chúng ta đã có những cam kết chắc chắn về DNNN. Những cam kết ở TPP vẫn hoàn toàn phù hợp với lộ trình cải cách theo hướng minh bạch tại các DNNN theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, đó là vấn đề về nguyên tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP: Chỉ các mặt hàng sử dụng nguyên liệu trong nội bộ TPP mới được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Quy định sẽ đánh trực tiếp vào ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may.

Từ trước đến nay chúng ta dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ để cạnh tranh trên thị trường dệt may. Các ngành phụ trợ gần như đã bị bỏ mặc để nguyên vật liệu từ Trung Quốc “làm mưa làm gió”. Với tình trạng này, ngành dệt may - và có thể cả rất nhiều ngành khác sẽ không được hưởng lợi gì từ Hiệp định TPP. Khi chúng ta còn đang loay hoay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và Đài Loan đã nhanh chóng chạy sang Việt Nam để đầu tư vào công nghiệp phụ trợ dệt may, đưa mức đầu tư từ Trung Quốc tăng gấp đôi so với 2012. Lúc đó, chính các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thu lợi nhiều nhất từ những cam kết của Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam ngồi “bó tay”, chực chờ ăn phần ngọn.

Nếu chúng ta không chấp nhận một nguyên tắc cao hơn về xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan, thì về ngắn hạn, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi, dù rằng cái lợi đó không đáng là bao so với doanh nghiệp nước ngoài đang nắm 98% thị phần về nguyên liệu. Đây là cơ hội, là động lực để các doanh nghiệp thay đổi một cách toàn diện tư duy “gia công” để không bị “làm nhục” ngay trên sân nhà. Nói đi thì phải nói lại, trong ngành dệt may, thì công nghiệp dệt đòi hỏi vốn rất lớn, gây ô nhiễm nhất. Chúng ta buộc phải xem xét một cách kỹ lưỡng sự đánh đổi để tận dụng cơ hội này.

3 lĩnh vực nêu trên chỉ là một phần rất nhỏ trong những thách thức và cơ hội mà TPP sẽ mang lại cho Việt Nam. Về lâu dài, hiệp định mang tầm chiến lược của thế kỷ XXI này sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện mạnh mẽ những thay đổi và cải cách theo hướng tốt hơn. Bên cạnh việc phải cạnh tranh sòng phẳng với những đối thủ “sừng sỏ” từ nước ngoài trong rất nhiều lĩnh vực, thì chúng ta sẽ được tiếp cận với một thế hệ công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu hoàn toàn mới, là những nguồn vốn khổng lồ sẽ đổ vào nền kinh tế sau thời điểm ký kết hiệp định.

Chúng ta đã lỡ “con sóng” WTO bởi nhiều lý do. TPP - sẽ là một cơ hội để Việt Nam thay đổi một cách toàn diện nhất.

Bảo Sơn

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 81,650 83,650
AVPL/SJC HCM 81,700 83,700
AVPL/SJC ĐN 81,700 83,700
Nguyên liệu 9999 - HN 75,000 76,100
Nguyên liệu 999 - HN 74,900 76,000
AVPL/SJC Cần Thơ 81,650 83,650
Cập nhật: 20/04/2024 00:47
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 74.800 76.800
TPHCM - SJC 81.800 83.800
Hà Nội - PNJ 74.800 76.800
Hà Nội - SJC 81.800 83.800
Đà Nẵng - PNJ 74.800 76.800
Đà Nẵng - SJC 81.800 83.800
Miền Tây - PNJ 74.800 76.800
Miền Tây - SJC 82.000 83.800
Giá vàng nữ trang - PNJ 74.800 76.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 74.800
Giá vàng nữ trang - SJC 81.800 83.800
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 74.800
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 74.700 75.500
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.380 56.780
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 42.920 44.320
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.160 31.560
Cập nhật: 20/04/2024 00:47
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,465 7,670
Trang sức 99.9 7,455 7,660
NL 99.99 7,460
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,440
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,530 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,530 7,700
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,530 7,700
Miếng SJC Thái Bình 8,190 8,370
Miếng SJC Nghệ An 8,190 8,370
Miếng SJC Hà Nội 8,190 8,370
Cập nhật: 20/04/2024 00:47
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 81,800 83,800
SJC 5c 81,800 83,820
SJC 2c, 1C, 5 phân 81,800 83,830
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 74,800 76,700
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 74,800 76,800
Nữ Trang 99.99% 74,700 76,000
Nữ Trang 99% 73,248 75,248
Nữ Trang 68% 49,335 51,835
Nữ Trang 41.7% 29,345 31,845
Cập nhật: 20/04/2024 00:47

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CHF 27,431.25 27,708.34 28,597.19
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
DKK - 3,552.42 3,688.45
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
INR - 302.93 315.05
JPY 160.50 162.12 169.87
KRW 15.82 17.58 19.18
KWD - 82,281.90 85,571.24
MYR - 5,255.57 5,370.18
NOK - 2,249.33 2,344.82
RUB - 257.39 284.93
SAR - 6,760.49 7,030.75
SEK - 2,259.94 2,355.88
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
THB 609.62 677.36 703.30
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Cập nhật: 20/04/2024 00:47
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,981 16,001 16,601
CAD 18,171 18,181 18,881
CHF 27,422 27,442 28,392
CNY - 3,442 3,582
DKK - 3,537 3,707
EUR #26,203 26,413 27,703
GBP 30,917 30,927 32,097
HKD 3,116 3,126 3,321
JPY 160.29 160.44 169.99
KRW 16.24 16.44 20.24
LAK - 0.7 1.4
NOK - 2,224 2,344
NZD 14,703 14,713 15,293
SEK - 2,249 2,384
SGD 18,106 18,116 18,916
THB 637 677 705
USD #25,150 25,150 25,473
Cập nhật: 20/04/2024 00:47
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,170.00 25,172.00 25,472.00
EUR 26,456.00 26,562.00 27,742.00
GBP 30,871.00 31,057.00 32,013.00
HKD 3,176.00 3,189.00 3,292.00
CHF 27,361.00 27,471.00 28,313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15,933.00 15,997.00 16,486.00
SGD 18,272.00 18,345.00 18,880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18,092.00 18,165.00 18,691.00
NZD 14,693.00 15,186.00
KRW 17.52 19.13
Cập nhật: 20/04/2024 00:47
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25245 25295 25470
AUD 16131 16181 16583
CAD 18297 18347 18753
CHF 27805 27855 28267
CNY 0 3479 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26851 26901 27412
GBP 31459 31509 31976
HKD 0 3140 0
JPY 162.71 163.21 167.75
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.3 0
LAK 0 1.0396 0
MYR 0 5440 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14795 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18528 18528 18889
THB 0 649.9 0
TWD 0 779 0
XAU 8200000 8200000 8370000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 20/04/2024 00:47