11:15 | 29/04/2024   12,573 lượt xem

S&P Global: Dự thảo chính sách của Việt Nam về khí đốt/LNG và năng lượng tái tạo cho thấy nỗ lực cải cách thị trường

S&P Global: Dự thảo chính sách của Việt Nam về khí đốt/LNG và năng lượng tái tạo cho thấy nỗ lực cải cách thị trường

Chính phủ vừa công bố hai chính sách dự thảo quan trọng để tham vấn cộng đồng trước khi chính thức được phê duyệt - một chính sách về phát triển các nhà máy điện sử dụng khí đốt trong nước và LNG nhập khẩu và một chính sách khác về các hợp đồng mua bán điện trực tiếp cho các dự án năng lượng tái tạo, theo S&P Global.

--------------------------------------

Các dự thảo nghị định được ban hành trong những tuần gần đây là một phần của các cải cách thị trường điện đang diễn ra nhằm đưa thêm LNG và năng lượng tái tạo vào cơ cấu năng lượng nhằm thay thế than. Chúng phù hợp với nỗ lực khử cacbon trong lưới điện và cũng đủ điều kiện nhận được hàng tỷ USD tài trợ theo khuôn khổ Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Đáng chú ý, theo dự thảo nghị định quy định cơ chế phát triển các nhà máy điện sử dụng khí trong nước và LNG nhập khẩu, Chính phủ có kế hoạch cho phép chuyển ngang giá khí tự nhiên và LNG sang giá điện trong các hợp đồng mua bán điện.

Đây là quy định được chờ đợi từ lâu, được kỳ vọng sẽ mở đường cho các doanh nghiệp nhà nước như PV Gas ký kết các hợp đồng LNG dài hạn, S&P Global nhấn mạnh.

S&P Global: Dự thảo chính sách của Việt Nam về khí đốt/LNG và năng lượng tái tạo cho thấy nỗ lực cải cách thị trường

Theo dự thảo, từ nay đến năm 2030, các hợp đồng mua bán điện dài hạn phải đảm bảo mua tối thiểu 70% tổng sản lượng của các nhà máy điện LNG trong thời gian trả nợ của dự án. Các nhà phát triển cho biết điều này sẽ đảm bảo đủ lượng điện tiêu thụ để giúp các dự án khả thi về mặt thương mại và khả thi về mặt tài chính.

Tuy nhiên, yêu cầu này được áp dụng trong thời gian tối đa là 7 năm để giảm thiểu tác động bất lợi đến giá điện bán lẻ trong nước và duy trì sự cạnh tranh công bằng giữa các nguồn điện khác nhau trên thị trường điện địa phương, tài liệu cho biết.

Cơ chế tiêu thụ khí từ các dự án khai thác khí để phát điện trọng điểm trong nước như Cá Voi Xanh, Lô B sẽ do Bộ Công Thương (MoIT) xác định ở giai đoạn sau.

Chính sách này sẽ cho phép tính chi phí mua điện từ các nhà máy điện chạy bằng khí đốt và LNG làm đầu vào khi tính toán điều chỉnh giá bán lẻ điện. Trước dự thảo này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nêu rõ những trở ngại mà các dự án điện chạy bằng khí đốt trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia gặp phải.

S&P Global: Dự thảo chính sách của Việt Nam về khí đốt/LNG và năng lượng tái tạo cho thấy nỗ lực cải cách thị trường

Hiện nay, EVN đang đàm phán các hợp đồng mua bán điện với PV Power cho nhà máy điện LNG Nhơn Trạch 3 và 4 có công suất 1.500 MW tại tỉnh Đồng Nai và với Công ty TNHH Hải Linh cho nhà máy điện LNG Hiệp Phước 1.200 MW tại TP.HCM.

Trong quá trình đàm phán, các nhà đầu tư yêu cầu bao tiêu tối thiểu từ 72% đến 90% tổng sản lượng trong thời gian hợp đồng để đảm bảo khả năng trả nợ, theo nguồn tin thị trường. Tuy nhiên, EVN đề xuất đặt mức này ở mức 65% để tránh thua lỗ và khiến giá điện bán lẻ tăng cao trong trường hợp chi phí LNG toàn cầu tăng đột biến.

S&P Global: Dự thảo chính sách của Việt Nam về khí đốt/LNG và năng lượng tái tạo cho thấy nỗ lực cải cách thị trường

Dự thảo chính sách thứ hai về năng lượng tái tạo là kết quả của việc nhiều nhà đầu tư, tổ chức quốc tế và người tiêu dùng điện tại Việt Nam đã bày tỏ sự quan tâm đến cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) nhằm thúc đẩy các mục tiêu bền vững, theo S&P Global.

Theo Bộ Công Thương, các công ty này bao gồm Samsung, Apple, Heineken, Google và Nike, có các cơ sở sản xuất trong nước và có mức tiêu thụ điện trung bình hàng tháng vượt quá 1 triệu kWh. Việc sử dụng năng lượng tái tạo cho phép các nhà sản xuất toàn cầu này giảm lượng khí thải trong chuỗi cung ứng của họ.

EVN hiện là nhà cung cấp điện duy nhất của Việt Nam và các công ty không được phép mua điện trực tiếp từ các nhà sản xuất khác.

Theo dự thảo DPPA được đề xuất, những người tiêu dùng điện lớn có cấp điện áp kết nối từ 22 kW trở lên và mức tiêu thụ trung bình hàng tháng là 500.000 kWh sẽ có thể lựa chọn mua năng lượng tái tạo trực tiếp từ các nhà sản xuất mà không qua EVN.

Quy định này này sẽ cho phép nhà sản xuất và người tiêu dùng đàm phán các điều khoản cung cấp điện mà không có giới hạn về công suất, sản lượng, mức điện áp kết nối hoặc mục đích sử dụng điện. Chính phủ trước đó dự định thử nghiệm DPPA trên cơ sở thí điểm nhưng hiện đang xem xét triển khai phù hợp.

S&P Global: Dự thảo chính sách của Việt Nam về khí đốt/LNG và năng lượng tái tạo cho thấy nỗ lực cải cách thị trường

Ngoài ra, người tiêu dùng điện sẽ có quyền lựa chọn ký DPPA tài chính hoặc DPPA ảo, theo đó nhà sản xuất năng lượng tái tạo sẽ ký thỏa thuận mua bán điện, dưới hình thức hợp đồng kỳ hạn, với người mua. Sau đó, EVN sẽ ký các thỏa thuận riêng để mua điện từ nhà sản xuất, đưa điện vào lưới điện quốc gia và bán điện cho người tiêu dùng từ nguồn cung cấp chung.

Khách hàng có thể không nhận được điện được tạo ra từ dự án năng lượng tái tạo được chỉ định, nhưng EVN sẽ bán điện theo giá năng lượng tái tạo đã thỏa thuận và chuyển giao các thuộc tính "xanh".

Theo khảo sát của Bộ Công Thương vào tháng 5 năm 2022, trong số 67 nhà máy điện tái tạo (bao gồm cả năng lượng mặt trời và gió), có 24 nhà máy với tổng công suất 1.773 MW quan tâm đến cơ chế DPPA. Bộ cho biết 17 công ty khác, với tổng công suất 2.836 MW, đang xem xét tham gia, trong khi 26 công ty không bảy tỏ sự quan tâm.

Bộ Công Thương cũng cho biết trong số những đơn vị tiêu thụ điện được khảo sát, ví dụ như các công ty sản xuất, 20 trong số 41 đơn vị đã bày tỏ sự quan tâm đến DPPA, với tổng nhu cầu là 996 MW.

Bài báo thể hiện quan điểm của S&P Global. Nghị định về DPPA sẽ tiếp tục được lấy ý kiến từ ngày 17/4 đến ngày 19/6; do đó, thay đổi vẫn có thể xảy ra.

S&P Global: Dự thảo chính sách của Việt Nam về khí đốt/LNG và năng lượng tái tạo cho thấy nỗ lực cải cách thị trường

Đỗ Khánh

Đồ họa: Đỗ Khánh