[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Singapore hiện dựa vào khí đốt tự nhiên cho phần lớn nhu cầu năng lượng của mình, nhưng trong nỗ lực đạt được mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050, cơ cấu năng lượng của quốc gia này sẽ cần phải dựa vào nhiều năng lượng sạch hơn vào năm 2035 và hơn thế nữa, theo The Straits Times.

Khoảng 40% lượng phát thải khí nhà kính của Singapore hiện đến từ ngành điện, vì vậy nếu quốc gia này muốn đạt được mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, thì họ phải nỗ lực rất nhiều để xanh hóa lĩnh vực này.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Các tòa nhà ở khu trung tâm thương mại được chiếu sáng về đêm ở Singapore

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Hiện tại, gần như toàn bộ năng lượng của Singapore được tạo ra từ khí đốt tự nhiên

Ngoài ra tôi nghĩ mình phù hợp và sẽ giúp SHB nhắm tới lượng khách hàng mới là những người trẻ thành đạt – đối tượng sắp tới đây là khách hàng mục tiêu đối với mảng bán lẻ của SHB, giúp tạo nền tảng khách hàng vững chắc trong tương lai.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Theo ông Chong Zhi Xin, giám đốc giải pháp khí đốt, năng lượng và khí hậu tại S&P Global Commodity Insights, hơn 40% tổng nguồn cung cấp khí đốt của Singapore là khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), được vận chuyển đến đây trên các tàu từ các quốc gia như Australia, Qatar và Mỹ.

Ngoài ra, 60% còn lại là khí đốt tự nhiên được dẫn từ Indonesia và Malaysia.

Khoảng 4,4% năng lượng của Singapore đến từ các nguồn khác, chẳng hạn như năng lượng mặt trời và việc đốt rác thải đô thị.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Theo Giáo sư Chan Siew Hwa, đồng giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore có sẵn hơn 1 GWp năng lượng mặt trời với khoảng 5 triệu m2 pin quang điện. Quốc gia này cũng sở hữu bốn nhà máy phát điện bằng cách đốt tất cả lượng rác thải tại đây.

Bên cạnh đó, khoảng 0,9% năng lượng đến từ than đá. Nhà máy điện than duy nhất của Singapore, Khu phức hợp Tembusu trên Đảo Jurong, là nơi cung cấp hơi nước và điện cho các công ty hóa chất trên đảo.

Cuối cùng, 0,3% năng lượng của Singapore đến từ các sản phẩm dầu khí, chẳng hạn như dầu mỏ.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Đến năm 2035, Singapore đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên xuống còn 50% tổng nguồn năng lượng và mở đường cho các nguồn năng lượng tái tạo khác. Khoảng 30% dự kiến sẽ đến từ nhập khẩu năng lượng tái tạo, tương đương với 4 GW.

Còn lại 20% cuối cùng có thể bao gồm năng lượng mặt trời, các dạng hydro khác nhau, nhiên liệu sinh học, năng lượng hạt nhân và năng lượng địa nhiệt.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Đối với hơn 50% hỗn hợp năng lượng vẫn đến từ khí đốt tự nhiên, phần lớn hơn có thể đến từ nhập khẩu LNG khi các hợp đồng khí đốt qua đường ống hiện tại hết hạn. Chẳng hạn, hợp đồng nhập khẩu khí đốt qua đường ống với Indonesia sẽ hết hạn vào năm 2023 và 2024.

Thực ra các ngân hàng Việt Nam đang chạy đua công nghệ rất nhiều. Với những trải nghiệm cùng kinh nghiệm của tôi ở châu Âu và châu Mỹ, các tổ chức ngân hàng dù đi trước ta nhiều năm nhưng những gì họ đang làm cũng vẫn ưu tiên về truyền thống hơn. Họ chưa sử dụng nhiều live bank hoặc các công nghệ quá xa xỉ vì điều đó đồng nghĩa mang lại những rủi ro cho họ.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Kể từ tháng 6 năm 2022, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu năng lượng tái tạo bằng cách sử dụng đường dây điện hiện có để vận chuyển 100 MW điện từ một nhà máy thủy điện ở Lào. Nhưng phải mất đến 9 năm để chuẩn bị cho dự án - dự án truyền tải điện đa quốc gia đầu tiên của ASEAN - do các cuộc đàm phán về phí phải trả cho các công ty nhà nước ở hai quốc gia trung chuyển là Thái Lan và Malaysia.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Để tránh những trở ngại đó, Singapore hiện có kế hoạch xây dựng tuyến cáp ngầm dưới biển để nhận điện trực tiếp từ Indonesia, Việt Nam và Campuchia, với tuyến dài nhất trải dài khoảng 1.000km.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Lễ trao Quyết định phê duyệt có điều kiện (CA) của Chính phủ Singapore

Từ năm 2033, Singapore sẽ nhập khẩu 1,2 GW điện có hàm lượng carbon thấp – chủ yếu được tạo ra từ năng lượng gió – từ Việt Nam.

Cơ quan Thị trường Năng lượng (EMA) cho biết, lượng nhập khẩu từ Việt Nam có thể đáp ứng 10% nhu cầu hàng năm của Singapore và sẽ được truyền qua các tuyến cáp ngầm mới có chiều dài khoảng 1.000 km.

Phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Quốc tế Singapore tổ chức tại Marina Bay Sands gần đây, Bộ trưởng thứ hai Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Tan See Leng cho biết EMA đã chấp thuận có điều kiện để Sembcorp Utilities hợp tác với đối tác của mình là Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) để nhập khẩu điện.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Những trang trại điện gió tại Việt Nam

Tại Hội nghị Công bố Quy hoạch và Xúc tiến Đầu tư tỉnh Cà Mau ngày 9/12, Tập đoàn Bamboo Capital đã nhấn mạnh tiềm năng điện gió của tỉnh này. Cụ thể, Cà Mau có các lợi thế phù hợp để xây dựng một dự án điện gió ngoài khơi với công suất 3 GW - 4 GW và xuất khẩu điện trực tiếp sang Singapore qua đường cáp ngầm cao thế.

Hơn thế nữa, theo dự thảo Đề án xuất khẩu điện tỉnh Cà Mau mà UBND tỉnh đã trình Bộ Công Thương thẩm định, mục tiêu xuất khẩu điện từ năng lượng tái tạo đến năm 2031 là 2.000 MW, đến năm 2035 là 3.000 MW, và đến năm 2040 là 5.000 MW.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Dù các cơ chế, chính sách cho việc cấp phép, triển khai đầu tư các dự án điện gió xuất khẩu còn đang trong thời gian bàn thảo nhưng với những lợi thế mà tỉnh Cà Mau đang sở hữu, việc xuất khẩu năng lượng tái tạo rất khả thi.

Hiện nay, Bamboo Capital đang thông qua công ty thành viên là BCG Energy triển khai cụm dự án Nhà máy điện gió Khai Long có công suất 300 MW và tổng đầu tư lên đến 18.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 17 trụ điện gió với công suất 100 MW, mức đầu tư dự kiến hơn 6.300 tỷ đồng. Giai đoạn 2 và 3, Bamboo Capital sẽ tiếp tục đầu tư thêm 11.700 tỷ đồng cho 200 MW còn lại. Khi cụm 3 Nhà máy điện gió Khai Long đi vào hoạt động toàn bộ, ước tính đạt sản lượng điện khoảng 760 triệu kWh/năm, giúp giảm phát thải ra môi trường khoảng 500.000 tấn CO2/năm và dự kiến đóng góp vào ngân sách tỉnh Cà Mau 280 tỷ đồng hằng năm.

[P-Magazine] Cơ cấu năng lượng Singapore năm 2035 và vai trò của Việt Nam

Những trang trại điện gió do Bamboo Capital thực hiện

Nội dung: Đỗ Khánh

Thiết kế: Quang Huy