07:05 | 01/05/2020   103,005 lượt xem

[E-magazine] Làm việc từ xa "Cũ người mới ta"

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

Làm việc từ xa đang là hình thức được áp dụng tại nhiều cơ quan, công sở hiện nay do dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, khi dịch bệnh kết thúc, hình thức đó liệu có còn tồn tại? Phóng viên Tạp chí Năng lượng Mới có cuộc trao đổi với ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, về vấn đề này.

PV: Trước đây, ông đã từng đặt vấn đề về làm việc từ xa, được nhiều người đồng tình, coi đó là một “cuộc cách mạng”. Vì sao ông đặt vấn đề như vậy?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Tại thảo luận tổ góp ý cho dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM, tôi đã đề xuất giải pháp cán bộ, công chức một số lĩnh vực có thể làm việc tại nhà, mỗi tuần chỉ cần đến cơ quan 1-2 lần. Bởi tôi thấy có những công việc làm ở nhà hiệu quả cao hơn ở cơ quan, do tập trung cao độ, không bị phân tâm bởi sự “sính họp” hay những ồn ào của đồng nghiệp... Thêm vào đó, điều không kém phần quan trọng là làm việc ở nhà góp phần giảm ùn tắc giao thông, giảm phát thải ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí đi lại, ăn uống, điện, nước... cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

PV: Theo ông, làm việc từ xa có phải là xu thế tất yếu của thời đại CMCN 4.0?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, làm việc từ xa là một xu hướng của tương lai, đề cao hiệu quả công việc hơn là quản lý hành chính kiểu “đánh trống ghi tên” tại công sở. Đây là cách làm “cũ người mới ta” bởi ở nhiều quốc gia đã áp dụng hình thức làm việc từ xa ở một số ngành nghề. Khảo sát của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ cho thấy, tại Đức có hơn 10% lao động đang làm việc từ xa, Đan Mạch và Séc khoảng 15%, Argentina 30%, Ấn Độ 50%...

Tại Việt Nam, nếu dịch Covid-19 không xảy ra thì hình thức làm việc từ xa khá xa lạ, mới mẻ, nhất là với khối cơ quan quản lý Nhà nước. Chỉ một số rất ít những doanh nghiệp liên quan đến khoa học, công nghệ thông tin, tư vấn, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam triển khai hình thức làm việc này từ trước đó.

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

PV: Nguyên nhân do đâu, thưa ông?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Thứ nhất là do tư duy quản lý vẫn nặng về hành chính, phải đến cơ quan đúng giờ, phải điểm danh “quẹt thẻ”, phải họp hành để lấy ý kiến tập thể, phải tiếp nhận chỉ đạo trực tiếp nếu không sẽ “tam sao thất bản”... Khi lãnh đạo chỉ nhìn vào sự có mặt của nhân viên tại cơ quan mà đánh giá hiệu quả lao động thì sẽ khó đánh giá thực chất, lãng phí nhiều nguồn lực.

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

Thứ hai là người lao động chưa sẵn sàng đổi mới các phương thức làm việc, thích làm việc ở cơ quan để còn nhờ vả, dựa dẫm lẫn nhau. Thậm chí có người coi cơ quan là nơi “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” cho vui...

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều loại hình công việc thủ công, đòi hỏi phải làm việc trực tiếp tại cơ quan. Đây là nguyên nhân khách quan.

Vì thế, hình thức làm việc từ xa chưa được triển khai mạnh ở Việt Nam.

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

PV: Để hình thức làm việc từ xa mang lại hiệu quả cao, theo ông, cần phải có những yếu tố nào hỗ trợ?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Để làm việc từ xa hiệu quả cần lưu ý ba điểm: Hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin và quan trọng nhất là ý thức tự giác làm việc của mỗi người.

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

Về hạ tầng kỹ thuật, có thể nói, sự phát triển công nghệ hiện nay đã bảo đảm hiệu quả làm việc từ xa. Ví dụ, hiện có nhiều phần mềm quản lý công việc không những giúp nhân viên tiếp nhận, sắp xếp, thực thi, báo cáo công việc của mình mà còn giúp người lãnh đạo có thể giao việc, giải quyết các vấn đề cấp bách và quản lý, kiểm soát nhân viên dễ dàng ở mọi không gian, địa lý thông qua các thiết bị như smartphone, máy tính... không khác gì làm việc trực tiếp tại cơ quan, thậm chí công việc còn nhanh hơn do sự hỗ trợ của công nghệ, Internet, mạng 4G, sắp tới là 5G.

Về trình độ công nghệ thông tin và ý thức tự giác, tôi cho rằng đây là hai điểm yếu của người lao động Việt Nam. Giả sử làm việc ở nhà, trong quá trình làm việc, họ có thể tranh thủ làm việc nhà dẫn đến bê trễ công việc cơ quan. Bên cạnh đó, nhiều người chưa có ý thức học tập hoặc nâng cao trình độ tin học, ảnh hưởng đến tiến độ công việc nếu làm việc từ xa. Tuy nhiên, hai điểm yếu này hoàn toàn khắc phục được, chỉ cần có một cơ chế quản lý chặt chẽ, nghiêm khắc từ lãnh đạo cơ quan.

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

PV: Nhưng làm việc từ xa không thể áp dụng cho tất cả mọi ngành nghề, thưa ông?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Đối với những ngành phải lao động chân tay, sản xuất trực tiếp thì chắc chắn không thể làm việc từ xa được. Để ngành nào áp dụng được hình thức làm việc từ xa, phải lựa chọn dựa trên tính chất, hình thức công việc, như hành chính, văn phòng hoặc báo chí, thiết kế, kiến trúc... Dĩ nhiên, làm việc từ xa không hẳn là ở nhà tuyệt đối mà khi cần thiết, mọi người vẫn có mặt ở cơ quan.

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

PV: Theo ông, làm việc từ xa có khơi dậy sự sáng tạo của người lao động hay không?

Ông Ngọ Duy Hiểu: Với một không gian yên tĩnh, làm việc một mình và thoải mái, thoát khỏi những áp lực nơi công sở..., tôi nghĩ sự sáng tạo là cảm hứng của người lao động. Có nhiều người từng khẳng định, để thỏa sức sáng tạo, họ phải thoát ra khỏi chốn đông người. Cho nên, đừng lo ngại làm việc từ xa sẽ hạn chế sự sáng tạo, mà ngược lại sẽ thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân.

Với tất cả ưu điểm, thế mạnh của hình thức làm việc từ xa, tôi tin đó sẽ là xu hướng làm việc của tương lai.

PV: Xin cảm ơn ông!

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta

Nội dung: Trịnh Tú

Thiết kế: Duy Tiến

e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta[E-Magazine] PVN đối mặt với cơn đại khủng hoảng giá dầu thô
e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta[E- magazine] DQS vượt lên chính mình
e magazine lam viec tu xa cu nguoi moi ta[E-magazine] Gia tăng trữ lượng dầu khí - Cần khai thông "điểm nghẽn"