Ý làm gì giúp doanh nghiệp đối phó khủng hoảng năng lượng?

18:54 | 18/09/2022

|
(PetroTimes) - Chính phủ Ý đã thông qua một gói biện pháp mới trị giá 14 tỷ euro để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với hóa đơn năng lượng tăng cao.
Ý làm gì giúp doanh nghiệp đối phó khủng hoảng năng lượng?

Ông Mario Draghi – Thủ tướng Ý phát biểu: “Tổng số tiền là 14 tỷ euro. Trước đó, chính phủ cũng đã thông qua một gói hỗ trợ khác có trị giá 50 tỷ, như vậy, tổng ngân sách dùng cho hoạt động viện trợ đã vượt mức 60 tỷ euro, đưa Ý vào hàng ngũ các quốc gia chi tiêu nhiều nhất ở châu Âu”.

Vào đầu tháng 8, chính phủ Ý cũng đã thông qua một gói biện pháp khác trị giá 17 tỷ euro, bổ sung vào 35 tỷ euro đã được chính phủ giải ngân trước đó nhằm giúp giảm thiểu tác động của hiện tượng giá cả tăng vọt.

Ông Daniele Franco - Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính cho biết, số tiền viện trợ cho đến thời điểm này đã đạt 52 tỷ euro, và nếu tính cả khoản viện trợ sắp tới, con số tổng sẽ lên tới 66 tỷ euro.

Theo sắc lệnh mói được ký kết tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, thời hạn vay tín dụng thuế cho các công ty sẽ được gia hạn cho đến quý 4 năm 2022. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ nhận được sự bảo lãnh từ phía nhà nước đối với các khoản vay có mục đích giảm khủng hoảng thanh khoản do tiền hóa đơn tăng.

Như vậy, việc giảm thuế năng lượng cũng sẽ được kéo dài đến tháng 11.

Ngoài ra, sắc lệnh cũng quy định về việc chi một khoản viện trợ 400 triệu euro cho hệ thống y tế công cộng và hỗ trợ thêm 150 euro cho những người có tổng thu nhập hàng năm dưới 20.000 euro, bao gồm cả người về hưu. Dự báo có khoảng 22 triệu người bị ảnh hưởng.

Còn ngành nông nghiệp sẽ được nhận được khoản hỗ trợ 190 triệu euro để giảm chi phí dầu diesel, vận chuyển và hệ thống sưởi ấm nhà kính.

Sắc lệnh cũng đề cập đến các biện pháp có lợi cho lĩnh vực giáo dục, thể thao, văn hóa (rạp chiếu phim và nhà hát), và giao thông công cộng.

Theo ước tính gần đây nhất của Viện Thống kê Ý, vào tháng 8/2022, lạm phát đã tăng nhanh trở lại trong nước, đạt mức +8,4% - mức cao kỷ lục kể từ năm 1985. Nguyên nhân là do giá điện và khí đốt đã tăng nhanh trên thị trường tư nhân mà không có sự điều tiết nhất định. Tuy giá năng lượng đã tăng chậm lại, trong hơn một năm, giá điện và khí đốt vẫn tăng 44,9%. Mặt khác, giá thực phẩm chế biến tăng 10,4%, còn hàng tiêu dùng lâu bền tăng 4,2%.

Mỹ khó cứu châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọngMỹ khó cứu châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng
EU tìm các giải pháp để giúp người tiêu dùng vượt qua khủng hoảng năng lượngEU tìm các giải pháp để giúp người tiêu dùng vượt qua khủng hoảng năng lượng
EU tăng thuế các công ty nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh khủng hoảng năng lượngEU tăng thuế các công ty nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng

Ngọc Duyên

AFP