USAID giúp Đà Nẵng xây dựng thành phố môi trường

14:35 | 07/06/2021

Theo dõi Kinh tế Xây Dựng trên
|
Để chung tay thực hiện có hiệu quả đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030, USAID đã hỗ trợ Đà Nẵng 13 tỷ đồng, chú trọng vào các giải pháp bảo vệ nguồn nước và quản lý chất thải rắn.
Thái Bình: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biểnThái Bình: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển
Bắc Ninh phạt gần 4 tỷ đồng 10 doanh nghiệp vi phạm về môi trườngBắc Ninh phạt gần 4 tỷ đồng 10 doanh nghiệp vi phạm về môi trường
USAID giúp Đà Nẵng xây dựng thành phố môi trường
Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác dự án "Chung tay hành động bảo vệ nguồn nước"

Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, ngày 4/6, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết trực tuyến giữa các bên liên quan khởi động dự án “Chung tay hành động bảo vệ nguồn nước” và dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” do Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Robert Layng, Giám đốc Phòng Năng lượng và Môi trường (USAID) cho biết, đây là hai dự án đầu tiên và rất quan trọng của USAID trong lĩnh vực môi trường được dẫn dắt bởi tinh thần chung tay hành động và các địa phương làm chủ. USAID hi vọng sẽ có những đóng góp trực tiếp để Đà Nẵng có thể thực hiện một cách hiệu quả Đề án Thành phố môi trường.

“Sự kiện này hôm nay là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng để xây dựng một Đà Nẵng sinh thái trong tương lai. USAID cam kết sẽ đồng hành cùng Đà Nẵng cải thiện chất lượng môi trường và sức khoẻ người dân một cách bền vững” - ông Robert Layng.

Ông Võ Nguyên Chương, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng ghi nhận sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ đã đồng hành cùng thành phố triển khai Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường đạt nhiều kết quả quan trọng.

Để các dự án hỗ trợ được triển khai hiệu quả, Sở TN&MT mong muốn các địa phương, cơ quan phối hợp chặt chẽ với Trung tâm CECR, Trung tâm GreenHub và các đối tác liên quan xây dựng các hoạt động chi tiết; phân bổ nguồn lực phù hợp, có tiến độ, lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn; đồng thời phải phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm phòng, chống dịch theo quy định.

USAID giúp Đà Nẵng xây dựng thành phố môi trường
Quản lý rác thải nhựa là một tiêu chí rất quan trọng để hướng tới mục tiêu Đà Nẵng - Thành phố môi trường

Dự án "Chung tay hành động bảo vệ nguồn nước” do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Cộng đồng (CECR) triển khai trong khuôn khổ Chương trình sáng kiến địa phương (Local work) được Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, triển khai tại thành phố Đà Nẵng từ tháng 3/2021 - 6/2023, với kinh phí 10 tỷ đồng.

Dự án này có các hoạt động chủ yếu là ngăn ngừa ô nhiễm nước tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang; xây dựng mô hình khu dân cư phát triển bền vững (2 khu dân cư tại quận Thanh Khê và 3 thôn tại huyện Hòa Vang, 1 mô hình chăn nuôi heo tiết kiệm nước, 2 mô hình cộng đồng bảo vệ nguồn nước); thúc đẩy các sáng kiến sử dụng nước thông minh và tái sử dụng nước trong doanh nghiệp; phối hợp triển khai các hoạt động của Ban Điều phối lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”…

Để hỗ trợ Đà Nẵng trở địa phương tiên phong của cả nước trong giảm thiểu rác thải nhựa, USAID cũng hỗ trợ thành phố triển khai dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương” do Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GREENHUB) thực hiện.

Dự án được triển khai từ nay đến tháng 7/2023 với các hoạt động chính như: hỗ trợ xây dựng và triển khai kế hoạch hành động giảm thiểu rác thải nhựa cấp quận; hỗ trợ xây dựng và thực hiện chính sách liên quan đến quản lý rác thải nhựa cấp thành phố; chia sẻ thông tin và truyền thông kết nối thông qua nền tảng số; kết nổi, trao đổi bài học kinh nghiệm giữa các địa phương trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa... Dự án lựa chọn quận Cẩm Lệ và quận Hải Châu để thúc đẩy các hành động tại cộng đồng dân cư.

Sau 12 năm thực hiện đề án “Thành phố môi trường”, thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, thành phố vẫn đang đối diện với những thách thức từ việc quản lý chất thải rắn khi hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày là 1000 tấn/ngày và dự báo đến năm 2030 là 2000-2300 tấn/ngày; khối lượng chất thải công nghiệp 700 tấn/ngày; khối lượng chất thải rắn y tế 18 tấn/ngày… đòi hỏi phải có những giải pháp xử lý, phân loại tại nguồn.

https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Bộ TNMT