Từ bỏ Nga, Bulgaria bắt tay với Mỹ xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân

13:44 | 26/10/2023

|
(PetroTimes) - Hôm thứ Tư (25/10), Bulgaria đã phê duyệt việc xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân đầu tiên với Mỹ, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Nga, quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào năng lượng từ Nga trước khi cuộc xung đột Ukraine diễn ra. Theo thông cáo báo chí của chính phủ, chúng áp dụng công nghệ AP1000 được phát triển bởi Tập đoàn Westinghouse của Mỹ.
Từ bỏ Nga, Bulgaria bắt tay với Mỹ xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân
Một nhà máy điện hạt nhân ở Bulgaria

Tổng công suất của hai lò phản ứng là 2.300 megawatt (MW), sẽ được xây dựng tại nhà máy điện hạt nhân Kozloduy (phía bắc), Thủ tướng Nikolay Denkov cho biết: "Lò phản ứng đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2033, lò thứ hai sau hai hoặc ba năm".

Nhà máy hiện có hai tổ máy của Nga, số 5 và 6 thuộc công nghệ VVER với công suất 1.000 megawatt mỗi tổ máy. Chúng có giấy phép đến năm 2027 và 2029, có thể gia hạn và cung cấp hơn 1/3 sản lượng điện hàng năm của đất nước.

Bốn lò phản ứng lâu đời nhất tại nhà máy điện hạt nhân Kozloduy đã bị đóng cửa trước khi Bulgaria gia nhập EU vào năm 2007.

Vào thứ Tư, chính phủ đã cấp một khoản vay 500 triệu leva (250 triệu euro) để bắt đầu dự án.

Các lò phản ứng mới nhằm thay thế các nhà máy nhiệt điện than sẽ đóng cửa vào năm 2038, theo cam kết của chính phủ dưới áp lực từ Brussels để thoái vốn khỏi ngành công nghiệp gây ô nhiễm này.

Dự án nhà máy điện hạt nhân khác trên sông Danube, tại Belene về phía tây Kozloduy, đã bị bỏ dỡ vào năm 2021 vì lý do chi phí và lợi nhuận, mặc dù chúng đã được Nga giao hàng trước đó.

Trước cuộc xung đột tại Ukraine, Bulgaria phụ thuộc hoàn toàn vào Moscow về năng lượng. Vì thế, trong những tháng gần đây quốc gia này quyết định đẩy nhanh chiến lược đa dạng hóa tài nguyên.

Với mục tiêu này, vào giữa tháng 10, Sofia đã áp đặt một loại thuế đặc biệt đối với khí đốt Nga đi qua lãnh thổ của nước này trên đường đi đến Hungary và Serbia, gây khó chịu cho hai quốc gia này.

Theo chính phủ: "Biện pháp này nhằm mục đích giảm lợi nhuận của tập đoàn khổng lồ Gazprom của Nga vì số tiền đó vào kho bạc của Điện Kremlin là để tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine".

Bulgaria không còn nhập khẩu khí đốt Nga để sử dụng nội địa, nhưng vẫn là một trung tâm truyền tải khí đốt Nga thông qua đường ống Turkstream. Vào đầu năm 2021, cơ sở hạ tầng này đã được mở rộng trên lãnh thổ Bulgaria để cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Âu tránh qua Ukraine.

Bulgaria tăng thuế vận chuyển khí đốt từ Nga, Đông Nam châu Âu lâm nguyBulgaria tăng thuế vận chuyển khí đốt từ Nga, Đông Nam châu Âu lâm nguy
Bulgaria bất hòa với Serbia và Hungary vì khí đốt của NgaBulgaria bất hòa với Serbia và Hungary vì khí đốt của Nga
Tòa án EU minh oan cho các công ty khí đốt của BulgariaTòa án EU minh oan cho các công ty khí đốt của Bulgaria

Nh.Thạch

AFP