Triển vọng sản xuất và xuất khẩu dầu khí của CHLB Nga (Bài 1)

08:00 | 17/04/2024

31,870 lượt xem
Theo dõi Petrovietnam trên
|
(PetroTimes) - Xin trân trọng giới thiệu với độc giả những nội dung chính của báo cáo thứ ba và cũng là ấn phẩm cuối cùng mang tên “Triển vọng sản xuất và xuất khẩu dầu khí của CHLB Nga” số ra tháng 3/2024 dưới sự hợp tác chung giữa Oxford Institute for Energy Studies (OIES) và UK Energy Research Center (UKERC).
Triển vọng sản xuất và xuất khẩu dầu khí của CHLB Nga (Bài 1)
Ảnh minh họa

Sự kết thúc của một kỷ nguyên hợp tác năng lượng

Thời gian qua, năng lượng giá rẻ từ CHLB Nga là nền tảng cho khả năng cạnh tranh công nghiệp của Châu Âu trong thời gian 50 năm qua trong khi, doanh thu từ xuất khẩu hydrocarbon đã cho phép Điện Kremlin bổ sung nguồn tài trợ cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, kỷ nguyên hợp tác năng lượng CHLB Nga-Châu Âu tạo ra những lợi ích cho cả hai bên trước đây giờ đã chấm dứt trong bối cảnh xảy ra cuộc xung đột địa chính trị lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay.

Tác động của sự biến động địa chính trị khiến sự chia rẽ giữa Châu Âu và CHLB Nga dường như là điều không thể đảo ngược. Một cuộc đại tu triệt để nhập khẩu năng lượng của Châu Âu và sự đa dạng hóa nhanh chóng xuất khẩu dầu của CHLB Nga sang Châu Á đang trở thành vấn đề đường hướng khó khăn có thể xảy ra nhất về phía trước. Cả hai bên sẽ đại diện cho một sự thay đổi căn bản trong nền kinh tế năng lượng toàn cầu và thương mại với những hậu quả kinh tế và địa chính trị không chắc chắn.

Điều đáng ngạc nhiên nhất không phải là sự chia rẽ mà là sự đột ngột của vấn đề này. Ngay cả trước khi cuộc chiến xảy ra ở Ukraine, cả CHLB Nga và EU đều đã xây dựng các kế hoạch đề xuất những thay đổi cơ bản trong mối quan hệ song phương kéo dài vài thập kỷ qua. EU đã bắt tay vào con đường bãi bỏ quy định đối với thị trường năng lượng của mình và chuyển sang hình thức kinh doanh năng lượng sạch ngay tại sân nhà (điều này cũng sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ CHLB Nga). Trong khi đó, CHLB Nga cũng dự tính đa dạng hóa dần dần và quản lý chuyển dịch từ Châu Âu sang Châu Á, nơi quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ mất nhiều thời gian hơn cũng như khi người mua tiếp tục coi an ninh nguồn cung theo nghĩa truyền thống là một nghĩa vụ cung cấp các phân tử vật lý, coi các hợp đồng dài hạn là sự bảo đảm khả thi chống lại chu kỳ biến động hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít thời gian hơn cho việc điều chỉnh có trật tự và mọi vấn đề đều phải được giải quyết một cách đặc biệt hơn.

Dầu mỏ của CHLB Nga: Tìm kiếm những thị trường mới

Đối với CHLB Nga, cú sốc ngắn hạn khi phải chuyển hướng dòng xuất khẩu năng lượng sang các thị trường khác nhau và việc tìm kiếm khách hàng thay thế đã trở nên dễ dàng hơn do giá cả giảm so với giá dầu toàn cầu đối với tất cả các sản phẩm nhiên liệu hóa thạch, bao gồm dầu, than đá và đặc biệt là khí đốt tự nhiên đã tăng trưởng mạnh mẽ kể từ tháng 2/2022, mặc dù vẫn tồn tại một số điểm yếu tương đối vào năm 2024. Doanh thu lợi nhuận xuất khẩu dầu của CHLB Nga vào năm 2022 đã lập mức kỷ lục lịch sử, giúp tài trợ cho việc chuyển đổi sang các chương trình xuất khẩu mới. Tuy nhiên, về mặt chuyển hướng sản lượng dầu khí sang những thị trường mới, câu chuyện về xuất khẩu dầu là một loại hàng hóa có thể thay đổi được và sản phẩm hóa lọc dầu của CHLB Nga khác biệt rõ rệt với câu chuyện về xuất khẩu khí đốt qua đường ống bị hạn chế về cơ sở hạ tầng của CHLB Nga.

Xuất khẩu dầu thô của CHLB Nga năm 2022 đã tăng lên 242 triệu tấn (khoảng 4,9 triệu thùng dầu/ngày), tăng 7,6% so với năm trước đó. Ông Alexander Novak, Phó Thủ tướng CHLB Nga phụ trách tổ hợp năng lượng đã đánh giá cao sự tăng trưởng trên là bằng chứng về khả năng phục hồi của lĩnh vực dầu khí trước áp lực đến từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Năm 2023 cũng là một năm có thể nhận thấy CHLB Nga đã tìm được cách chuyển hướng dòng xuất khẩu dầu thô của mình sang hướng khác, từ các quốc gia được gọi là “không thân thiện” sang các thị trường thay thế và hạn chế bất kỳ sự suy giảm nào đối với các thị trường có thể quản lý được mức sản lượng trên chủ yếu được thúc đẩy bởi thỏa thuận với nhóm OPEC+ nhằm hạn chế sản lượng xuất khẩu dầu.

Tất cả những động thái trên đã diễn ra nhờ mức giảm giá đáng kể mà các nhà xuất khẩu năng lượng của CHLB Nga đưa ra cho người mua ở Châu Á (chủ yếu đến từ Ấn Độ và Trung Quốc), mặc dù mức độ giảm giá bán này có phần bị phóng đại. Cái gọi là “số liệu thống kê phản chiếu” từ hải quan Ấn Độ và Trung Quốc chứng minh giá nhập khẩu dầu thô của CHLB Nga chỉ rẻ hơn dầu Brent từ 10USD đến 15 USD/thùng dầu chứ không phải mức từ 35USD đến 40 USD/thùng dầu như thường được công bố. Có vẻ như sự thành công tương đối của chiến lược đa dạng hóa hàng hóa trên của CHLB Nga đạt được trong thời gian kỷ lục đã được tạo điều kiện thuận lợi nhờ việc Điện Kremlin ngầm chấp nhận việc giảm thuế, ít nhất là tạm thời, như là một phần lớn lợi nhuận từ giá dầu đã được các nhà xuất khẩu dầu khí giữ lại (và được sử dụng để xây dựng các công trình chuỗi hậu cần mới vận chuyển đến Châu Á) bằng chi phí ngân sách liên bang trong 5 tháng đầu năm 2023.

Khi so với lượng dầu xuất khẩu trước đây sang Châu Âu thì lợi nhuận ròng của các nhà xuất khẩu CHLB Nga trên các tuyến thương mại mới và tiền thuê phương tiện vận chuyển dầu khí đối với các khu vực dự án trong nước thấp hơn do khoảng cách vận chuyển dài hơn, hậu cần phức tạp hơn và giảm giá cho những khách hàng mới. Tuy nhiên, xét về mặt cân bằng, khả năng của CHLB Nga tiếp tục duy trì và bảo vệ vị thế của mình trên thị trường hàng hóa và dầu thô toàn cầu bất chấp những hạn chế thương mại chưa từng có có thể được xem xét như là một thành tựu đáng kể khi mà điều này đã cho phép CHLB Nga tránh được việc cắt giảm đáng kể sản lượng dầu và thông lượng hóa lọc dầu ngay tại trong nước.

Năm 2022, sản lượng hydrocarbon lỏng (dầu thô và khí ngưng tụ condensate) của CHLB Nga tăng lên 534 triệu tấn (tương đương khoảng 10,9 triệu thùng dầu mỗi ngày mmbpd), tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước đó. Đây là năm thứ hai liên tiếp, mức tăng trưởng mạnh mẽ sau năm 2020 có sản lượng khai thác giảm mạnh trong nước khi mà CHLB Nga phải thực hiện như một phần cam kết của OPEC+ về đối phó với sự sụt giảm chưa từng có về nhu cầu dầu toàn cầu trong đại dịch COVID-19. Sự hỗ trợ đến sản lượng hydrocarbon lỏng tổng thể đến từ khối lượng khí ngưng tụ được sản xuất ngày càng gia tăng. Kể từ đầu những năm 2010, sản lượng khí ngưng tụ của CHLB Nga đã tăng mạnh nhờ sự phát triển rộng hơn của các mỏ khí tầng, lớp sâu chứa nhiều khí “ướt”, một xu hướng vẫn tiếp tục khai thác cho đến nay. Trong khi năm 2000, thị phần sản lượng khí ngưng tụ trong tổng sản lượng hydrocarbon lỏng ở CHLB Nga là 3,7%, sau tăng lên 4,5% (năm 2010), và đạt mức 7,7% (2022).

Hiệu quả hoạt động của lĩnh vực dầu mỏ CHLB Nga vào năm 2023 đã tiếp tục thách thức những kỳ vọng bi quan trước đó của nhiều chuyên gia theo dõi thị trường tiềm năng này. Bộ trưởng Năng lượng CHLB Nga, ông Nikolai Shulginov đã đưa ra đề xuất (12/2023) tổng sản lượng sản xuất dầu khí của cả nước trong năm là 523 triệu tấn (tương đương với 10,5 triệu thùng dầu/ngày), giảm 2% so với sản lượng năm 2022. Tuy nhiên, dự báo tiếp theo của OPEC lại đưa ra sản lượng dầu ở mức 10,92 triệu thùng/ngày (khoảng 544 triệu tấn), tương đương với mức tăng trưởng 1,7%, điều này nhấn mạnh sự không chắc chắn trong dữ liệu do CHLB Nga đưa ra ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, cuối cùng, tuyên bố của Phó Thủ tướng Novak báo cáo tại Duma quốc gia Nga sản lượng dầu đạt 531 triệu tấn (tương đương 10,66 triệu thùng dầu mỗi ngày).

Trong mọi trường hợp, phạm vi dự báo cho thấy sản lượng hydrocarbon lỏng tổng thể được khai thác vẫn tương đối ổn định vào năm 2023. Trong tổng sản lượng hydrocarbon lỏng, sản lượng dầu thô đạt khoảng 9,8 triệu thùng/ngày và khí ngưng tụ khoảng 1,1 triệu thùng/ngày, dựa trên số liệu cao hơn dự báo của OPEC. Sản lượng dầu thô bị ảnh hưởng bởi hàng loạt đợt cắt giảm sản lượng và xuất khẩu trong năm 2023 khi CHLB Nga tuyên bố cắt giảm sản lượng tự nguyện 500 nghìn thùng dầu/ngày đối với dầu thô từ tháng 3/2023, được so sánh với sản lượng sản xuất trong tháng 2 trước đó, điều này có nghĩa là tổng sản lượng dầu thô dự kiến ​​sẽ giảm. Ngày 21/3/2023, Phó Thủ tướng Novak cho biết việc cắt giảm sản lượng tự nguyện được công bố gần như đã đạt được và bước đi này vẫn sẽ tiếp tục đến cuối tháng 6 cùng năm. Tuy vậy, việc cắt giảm sản lượng tự nguyện sau đó đã được gia hạn kéo dài sang tháng 8 cùng năm, và sau đó được phát triển sâu hơn thành việc cắt giảm xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ với sự hỗ trợ của nhóm các nước thành viên OPEC+. Sản lượng dầu thô giảm chiếm 300.000 thùng dầu/ngày nằm trong phạm vi mức cắt giảm, trong đó sản phẩm dầu chiếm phần còn lại.

Tìm kiếm thị trường mới cho khí đốt tự nhiên

Tình hình diễn biến đối với đường ống dẫn khí đốt của CHLB Nga lại khác biệt một cách rõ rệt. Nguồn cung khí đốt xuất khẩu sang Châu Âu đã giảm tới 80% kể từ tháng 2/2022 do các lệnh trừng phạt, tranh chấp hợp đồng do CHLB Nga kích hoạt nhu cầu thanh toán bằng đồng rúp và sau đó trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề về cơ sở hạ tầng. Hệ thống đường ống dẫn khí Phương Bắc-Nord Stream đã giảm sản lượng xuống bằng 0 do một loạt vấn đề thương mại trước khi cơ sở hạ tầng vật chất được hoàn thiện bị phá hủy bởi 4 vụ nổ mạnh khiến nó không thể thực hiện vận chuyển được bất kỳ dòng khí nào nữa. Dòng khí đốt quá cảnh qua Ukraine thì cũng đã bị cắt giảm một nửa do tranh chấp về trạm trung chuyển khí và hiện đang ở mức thấp hơn 75% so với mức của hợp đồng quá cảnh. Trong khi đó, dòng khí đốt vận chuyển qua hệ thống đường ống “Yamal-Europe” cũng đã trở thành nạn nhân của vụ tranh chấp thương mại giữa CH Ba Lan và các cổ đông của CHLB Nga cũng như hậu quả các biện pháp trừng phạt và phản trừng phạt tiếp theo. Kết quả là CHLB Nga đã xúc tiến triển khai hàng loạt vụ kiện tranh chấp pháp lý với khách hàng Châu Âu và mất quyền tiếp cận phần lớn hoạt động xuất khẩu qua cơ sở hạ tầng đường ống cho thị trường khí đốt Châu Âu vào năm 2022, điều này đã buộc CHLB Nga phải giảm mạnh sản lượng khí đốt, do đó góp phần làm tăng năng lực sản xuất dự trữ của quốc gia.

Tính chung, sản lượng khí đốt quốc gia của CHLB Nga năm 2022 lên tới 695 tỷ mét khối khí (bcm), giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước đó, tương đương với 87 tỷ mét khối khí. Đây là mức giảm sản lượng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1990 ở cấp quốc gia, điều này cũng đáng lưu ý rằng sản lượng khí đốt của hãng dầu khí khổng lồ Gazprom vào năm 2022 bị ảnh hưởng không tương xứng, chỉ dừng ở mức 412,6 tỷ mét khối khí, giảm 20% so với năm 2021 có mức giảm hàng năm khoảng 103 tỷ mét khối khí, tức là mức giảm lớn nhất trong lịch sử của hãng Gazprom.

Những phát triển này tiếp tục diễn ra vào năm 2023 khi sản lượng khí đốt giảm thêm 36 tỷ mét khối khí xuống chỉ còn 659 tỷ mét khối khí (giảm 5%) do xuất khẩu khí đốt qua hệ thống đường ống của hãng Gazprom sang Châu Âu tiếp tục giảm mạnh (giảm khoảng 40 tỷ mét khối khí xuống chỉ còn 25 tỷ mét khối khí) và chỉ được bù đắp một phần nhờ xuất khẩu khí đốt sang thị trường Trung Quốc gia tăng (khoảng 22 tỷ mét khối khí) và doanh thu lợi nhuận bán khí đốt ổn định sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 21 tỷ mét khối khí). Trong khi đó, doanh thu lợi nhuận bán khí đốt của hãng Gazprom sang các nước ở khu vực láng giềng lân cận cũng ổn định ở mức khoảng 32 tỷ mét khối khí. Thị phần sản lượng khí đốt trong nước của hãng Gazprom một lần nữa bị ảnh hưởng một cách không tương xứng khi các công ty dầu khí tư nhân độc lập khác ở CHLB Nga gia tăng sản lượng sản xuất khí đốt của họ. Sự gia tăng sản lượng khí đốt lớn nhất được ghi nhận tại hai dự án Rospan và Kharampur của hãng dầu khí Rosneft.

Trong vài năm tới, có vẻ như hãng Gazprom sẽ phải chấp nhận thực tế cắt giảm sản lượng và doanh thu lợi nhuận đạt thấp hơn. Bất kỳ sự xoay trục chuyển hướng xuất khẩu dầu khí sang phía Đông nào cũng sẽ không nhanh chóng cũng như không dễ dàng thực hiện. Sản lượng khí đốt tự nhiên được cung cấp bởi hệ thống đường ống bị hạn chế do cơ sở hạ tầng sẵn có. Giao dịch khí đốt tự nhiên thương mại với Trung Quốc dự kiến ​​sẽ mở rộng từ 22 tỷ mét khối khí vào năm 2023 lên 48 tỷ mét khối khí vào cuối những năm 2020 theo các thỏa thuận mua bán hiện hành (sale and purchase agreement-SPA) ví như nguồn cung khí đốt theo hợp đồng thông qua hệ thống đường ống “Power of Siberia” hiện tại đạt khối lượng dự kiến ​​là 38 tỷ mét khối khí mỗi năm vào cuối năm 2025 và nguồn cung khí đốt qua đường ống từ quần đảo Sakhalin tăng thêm 10 tỷ mét khối khí hằng năm (bcma-billion cubic metres per annum) (sau năm 2027, ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất). Con số này thấp hơn đáng kể so với xuất khẩu lượng khí đốt đã được vận chuyển gần đây qua hệ thống đường ống của CHLB Nga sang EU vào khoảng 150 tỷ mét khối khí mỗi năm vào năm 2021 đã qua.

Để thị trường khí đốt của Trung Quốc trở thành một giải pháp thay thế khả thi của hãng Gazprom đối phó với thị trường Châu Âu đã mất, việc mở rộng đáng kể giao dịch thương mại ngoài các thỏa thuận mua bán (SPA) hiện đang được ký kết là điều cần thiết. CHLB Nga và Trung Quốc hiện đang đàm phán về việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt mới để vận chuyển khối lượng 50 tỷ mét khối khí hằng năm nhằm kết nối nguồn khí đốt của CHLB Nga tại dự án Yamal với thị trường Trung Quốc thông qua một hệ thống đường ống xuyên Mông Cổ và có thể trở thành một nhân tố thay đổi cuộc chơi sau năm 2030. Rõ ràng, để dự án tiềm năng này tiến triển thì cần một SPA khổng lồ mới ký kết với Trung Quốc sẽ là điều rất cần thiết. Trung Quốc hiện được cho là người chiến thắng rõ rệt trong trường hợp này bởi vì nước này có thể sử dụng các biện pháp đàm phán của mình làm đòn bẩy để đảm bảo dòng khí đốt của CHLB Nga được mua với mức giá chiết khấu.

1. Triển vọng lĩnh vực dầu mỏ của CHLB Nga

1.1 Giới thiệu

Triển vọng dài hạn đối với sản xuất dầu thô của CHLB Nga là vô cùng không chắc chắn. Trong báo cáo Triển vọng năng lượng thế giới năm 2022 như IEA đã dự báo sản lượng dầu của CHLB Nga sẽ giảm 2 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2030 theo kịch bản STEPs của IEA. Tuy nhiên, phân tích hỗ trợ duy nhất cho giả định này trong báo cáo của IEA “World energy outlook-WEO 2022” (WEO mới nhất về sản xuất dầu mỏ được thảo luận chi tiết về từng quốc gia) có đoạn dự báo nêu rõ: “CHLB Nga đã bị áp đặt lệnh trừng phạt từ năm 2014 song các hạn chế về tài chính và công nghệ đã bị ảnh hưởng và đến bây giờ thì mức độ khó khăn lớn hơn nhiều. Khi tiếp cận công nghệ tiến tiến, chuyên môn, thiết bị và dịch vụ tài sản mỏ dầu bị loại bỏ thì CHLB Nga đang phải vật lộn để duy trì sản xuất dầu khí ở các dự án hiện có và phát triển quy mô lớn mới các dự án mỏ giếng dầu chặt ở Bắc Cực và các khu vực ngoài khơi khác”. Tuy nhiên, tập hợp các khẳng định này không thể thay thế cho việc phân tích các yếu tố chi phối động lực sản xuất dầu của CHLB Nga cho đến nay và đánh giá xem những điều này có thể thay đổi như thế nào trong tương lai. Hiện các hướng nghiên cứu rõ ràng về triển vọng dầu khí của CHLB Nga cần cố gắng trả lời các câu hỏi sau:

- Liệu dự trữ nguồn tài nguyên có hạn chế đối với tăng trưởng sản xuất trong tương lai hay không?

- Phần lớn nguồn dầu thô sẽ được sản xuất ở đâu cho đến những năm 2030 và có cần phải sản xuất ở đâu nữa không? Dựa vào các khu vực có chi phí cao và đầy thách thức về mặt kỹ thuật như các dự án dầu khí ở ngoài khơi Bắc Cực và Bazhenov Suite (một thành tạo dầu khí chặt ở Lưu vực Tây Siberia) để duy trì sản lượng dầu trong thập kỷ tới?

- Chính sách thuế khóa sẽ đóng vai trò gì trong việc giải quyết nguy cơ sản lượng dầu sụt giảm?

- Nhu cầu cần trang thiết bị gì để quản lý sự sụt giảm sản lượng tại các mỏ giếng sản xuất dầu khí và mức độ nghiêm trọng của các biện pháp trừng phạt trong vấn đề này?

- Dự định triển khai những dự án dầu khí cụ thể nào để sản xuất dầu “mới” trong thập kỷ tới và có sự phụ thuộc nghiêm trọng vào công nghệ phương Tây không?

Mỗi câu hỏi nêu trên đều xứng đáng được thực hiện nghiên cứu một cách cơ bản. Do vậy, bản báo cáo triển vọng này sẽ chỉ nêu bật những điểm chính nhất mà thôi.

1.2 Trữ lượng dầu mỏ

Điều đầu tiên cần lưu ý là CHLB Nga là một trong “ba nước sản xuất dầu lớn nhất” thế giới (cùng với Hoa Kỳ và Ả rập Xê-út) và là quốc gia có trữ lượng và nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ. Theo ấn bản năm 2023 của tạp chí “Statistical Review of World Energy 2023” của Viện Năng lượng về tình hình năng lượng thế giới năm 2023, trữ lượng nguồn vàng đen của CHLB Nga đã được chứng minh tính đến cuối năm 2020 lên tới 108 tỷ thùng dầu (chiếm 6,2% trữ lượng dầu toàn cầu) có thể sản xuất trong vòng 28 năm tới nữa.

Phương pháp tính toán trữ lượng dầu của CHLB Nga khác với hệ thống tính toán của phương Tây ở chỗ đặt mức dự trữ lớn hơn, nhấn mạnh vào khả năng thu hồi về mặt kỹ thuật của trữ lượng hơn là hiệu quả kinh tế của việc làm đó (theo giá thị trường hiện hành tại thời điểm đánh giá). Theo Bộ Tài nguyên thiên nhiên CHLB Nga (MNR), kể từ ngày 1/1/2021, trữ lượng dầu và khí ngưng tụ của CHLB Nga tính theo các phạm trù A+B1+C1 (gần tương ứng với các phạm trù đã được chứng minh và có thể xảy ra trong phương pháp tính của phương Tây) lần lượt đạt 19.010,4 triệu tấn và 2.242,4 triệu tấn, tương đương với tổng sản lượng là 156 tỷ thùng dầu.

Đối với năm 2020, MNR đã đánh giá hệ số phục hồi đối với dầu thuộc các loại trữ lượng dầu khí ở CHLB Nga đạt mức 37,1%. Do đó, phương pháp luận này gợi ý một “khoảng thời gian” là khoảng 16 năm khai thác so với những gì về cơ bản là lĩnh vực dầu khí đang được phát triển và đánh giá. Những ước tính về trữ lượng nguồn tài nguyên dầu khí của CHLB Nga có thể củng cố những khám phá mới trong tương lai với trữ lượng lên tới 55.800 triệu tấn dầu và 13.100 triệu tấn khí ngưng tụ. Điểm mấu chốt là CHLB Nga sẽ không thể khai thác hết trữ lượng dầu khí trong nhiều thập kỷ tới và ở đó có một tiềm năng to lớn cho những khám phá trữ lượng khổng lồ mới bổ sung song những khám phá này rất có thể nằm ở ngoài khơi Bắc Cực.

Đối với sự phân bố địa lý trữ lượng dầu của CHLB Nga, hiện có một số lưu vực dầu mỏ, bao gồm các tỉnh vùng có trữ lượng dầu “cũ” ở Bắc Kavkaz và miền Nam, sản lượng khai thác dầu trưởng thành ở khu vực sông Volga đã được phát triển từ những năm 1930-40, lưu vực phía Tây Siberia phát triển và trưởng thành mạnh mẽ nhất, được phát triển từ những năm 1960-70, và mỏ giếng dầu khí Timan-Pechora “mới hơn” là một lưu vực trầm tích nằm giữa Timan Ridge và dãy núi Ural ở phía tây bắc CHLB Nga, các tỉnh vùng dầu mỏ Đông Siberia và Viễn Đông, nơi bắt đầu sản xuất dầu quy mô lớn vào những năm 1990, đầu những năm 2000.

Trong khi đó, Tây Siberia là khu vực cốt lõi, chứa đựng phần lớn trữ lượng dầu mỏ của CHLB Nga và chiếm thị phần lớn nhất trong sản lượng hydrocarbon lỏng của đất nước. Khu tự trị Khanty-Mansiysk hay KhMAO là quê hương của các mỏ dầu lớn nhất của CHLB Nga, trong khi khu tự trị Yamal-Nenetsk hay YaNAO lại là quê hương các mỏ giếng khí siêu khổng lồ của CHLB Nga, do đó nơi đây trở thành lưu vực có trữ lượng khí ngưng tụ condensate lớn nhất cả nước.

Tuy nhiên, kết luận chung là trữ lượng nguồn tài nguyên còn lại sẽ cho phép Tây Siberia (nằm ở trong ranh giới hành chính của Vùng liên bang Urals) để giữ vị trí là trung tâm của lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ của CHLB Nga trong nhiều thập kỷ tới, đặc biệt nếu sử dụng kỹ thuật công nghệ sản xuất khai thác dầu khí hiện đại. Tại các tỉnh vùng khác có trữ lượng dầu cũ hơn sẽ có thể duy trì sản lượng ở mức thấp hơn trong nhiều năm tới, và các tỉnh vùng mới sẽ tạo ra những đóng góp cho tăng trưởng có thể chủ yếu đến từ vùng ngoại vi hiện tại của tỉnh vùng Tây Siberia giàu dầu mỏ ở vùng Krasnoyarsk và từ Đông Siberia, từ các mỏ giếng có điều kiện hậu cần đầy thách thức song lại đem đến tính thông thường xét từ góc độ phát triển thượng nguồn. CHLB Nga không cần phát triển loại dầu mới có chi phí cao từ các thành tạo trầm tích chặt hoặc từ ngoài khơi Bắc Cực trong vòng 20 năm tới đây trừ phi các điều kiện thị trường trong tương lai chứng minh được sự cần thiết của việc CHLB Nga phải gia tăng tổng sản lượng dầu một cách mạnh mẽ hơn được cho là sự chiếm ưu thế của các lý thuyết về nhu cầu dầu cao điểm và các chính sách loại bỏ nhiên liệu hóa thạch như một phần của chương trình nghị sự chuyển đổi năng lượng toàn cầu, điều này khó có thể xảy ra trong tương lai.

1.3 Chính sách tài khóa: Cuối cùng đã có công ty thượng nguồn mang tính hệ thống

Yếu tố thực tế quan trọng nhất đối với tương lai sản lượng dầu của CHLB Nga chính là thuế khóa. Kể từ đầu những năm 2000, Chính phủ CHLB Nga đã sử dụng các công cụ tài chính dựa vào việc đánh thuế đối với tổng doanh thu của các nhà sản xuất dầu mỏ trong nước còn được gọi là thuế khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản (mineral extraction resource tax-MRET) và thuế xuất khẩu-export duty (thuế xuất khẩu-export tax). Từ quan điểm của các chủ thể liên bang, tính đơn giản về mặt hành chính của những loại thuế khóa đã thể hiện một lợi thế rất rõ ràng. Nhược điểm tiềm ẩn là những khoản thuế khóa này không làm mất đi chi phí, do đó có thể gây bất lợi cho các dự án dầu khí có chi phí đầu tư vốn tài chính cao.

Để tính đến sự biến động của giá dầu và đánh thuế các khoản doanh thu từ giá gia tăng bất ngờ, các công thức thang đối chiếu cho cả hai loại thuế khóa MRET và thuế xuất khẩu đã được áp dụng liên quan đến giá dầu thô Urals trên thị trường quốc tế. Khi giá dầu đứng ở mức cao, thì ngay lập tức thuế suất nhà nước cũng sẽ tăng lên, tối đa là khoảng 90%, và khi giá dầu đứng ở mức thấp thì mức thuế suất sẽ từ chối bảo vệ các nhà sản xuất trong nước song vẫn sẽ đảm bảo lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tối thiểu của họ. Mặc dù đây được coi là di sản đầu tư từ thời Liên Xô cũ có thể bị giảm sút song đây là giải pháp tốt thứ hai song lại là sự đánh đổi hợp lý để các nhà hoạch định kế hoạch, chính sách của CHLB Nga lựa chọn. Quả thực, hệ thống thuế khóa này đã vận hành khá trơn tru, hiệu quả và sống sót sau đợt sụt giảm giá dầu vào các năm 2009, 2015 và 2020.

Tuy nhiên, tiền bản quyền khoáng sản một khoản phí do chính quyền địa phương, tỉnh vùng hoặc liên bang áp dụng đối với lượng dầu khí được sản xuất tại mỏ giếng hoặc doanh thu hoặc lợi nhuận do dầu khí được bán ra từ mỏ giếng tạo ra thì thường có tính chất cụ thể phân theo khu vực địa điểm địa lý. Triết lý về thuế khóa đối với dầu khí của CHLB Nga khi đó được đưa ra vào đầu những năm 2000 là một loại thuế “phù hợp cho tất cả” song theo thời gian, các cơ quan quản lý thuế của CHLB Nga phải chấp nhận thực tế: Thuế sản lượng dầu khí sẽ phản ánh sự khác biệt về dự án mang tính kinh tế là một chức năng của tiền thuê tài nguyên khoáng sản theo địa điểm cụ thể. Mặt trái của việc dựa vào tổng doanh thu thuế đối với loại dầu mỏ của CHLB Nga đã có tác động tiêu cực đến nền kinh tế dựa vào nhiều mỏ than ở trong nước và cả về các dự án mới có giá trị lớn. Từ góc độ phát triển dự án, gánh nặng thuế khóa đều thuộc về phí gia nhập (front-end loaded) là loại phí hoa hồng hoặc phí giao dịch và việc phân bổ rủi ro có lợi cho nhà nước hơn so với người sản xuất dầu khí.

Các cơ quan tài chính thuế khóa của CHLB Nga đã miễn cưỡng chấp nhận ý tưởng chuyển đổi toàn diện sang thuế dầu mỏ sẽ nhạy cảm với chi phí hoặc lợi nhuận (một số thỏa thuận chia sẻ sản xuất của thỏa thuận mua bán ban đầu PSA là trường hợp ngoại lệ chứng minh quy luật chung) vì quan ngại các công ty dầu mỏ trong nước thao túng mức thuế cơ sở. Đồng thời theo thời gian, sự can thiệp đặc biệt của nhà nước liên bang để giải quyết các vấn đề của các mỏ giếng dầu khí không còn hoạt động ngày càng gia tăng và nhiều miễn trừ và giảm thuế mà MRET đã phát triển mạnh mẽ ở CHLB Nga trong những năm 2010 đã qua chủ yếu để nhằm giải quyết tình trạng tại các mỏ giếng cạn kiệt và cả các mỏ mới ở những vùng đang thiếu cơ sở hạ tầng phát triển. Khi cơ sở sản xuất dầu khí của CHLB Nga ngày càng xuống cấp và ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất các mỏ giếng mới được đưa vào sản xuất, tỷ lệ miễn giảm thuế và trường hợp ngoại lệ do MRET đưa ra quyết định sẽ khác nhau đạt gần 60% vào năm 2020. Hơn thế nữa, Bộ Tài chính CHLB Nga còn quan ngại rằng đến năm 2035, sản lượng khai thác dầu khí với tỷ lệ giảm của MRET sẽ chiếm tới 90% tổng sản lượng sản xuất dầu khí.

Ngoài ra, cái gọi là thuế lợi nhuận bổ sung (additional profits tax- APT), một giải pháp thay thế dựa trên dòng tiền cho MRET đối với một số lĩnh vực nhất định đã được áp dụng chính thức tại CHLB Nga từ ngày 1/1/2019, với mục tiêu ban đầu chỉ áp dụng hạn chế cho một số dự án dầu khí thí điểm song cuối cùng vào năm 2021, APT đã được chuyển từ giai đoạn thử nghiệm sang ứng dụng tổng quát hơn. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được ấn định ở mức 50% sau khi trừ chi phí sản xuất và vận chuyển, điều này sẽ làm giảm đáng kể các điều kiện về thuế khóa đối với các mỏ giếng đã trưởng thành, trong khi thuế suất áp đối với các mỏ giếng mới cũng sẽ phần nào được cải thiện đôi chút.

Khả năng linh hoạt của Chính phủ CHLB Nga khi nhận thấy sự cần thiết phải đưa ra các biện pháp khuyến khích để các nhà sản xuất dầu khí là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng sản xuất dầu ở CHLB Nga trong suốt thập kỷ qua. Các tin tốt lành từ quan điểm của lĩnh vực công nghiệp dầu khí của CHLB Nga là một giải pháp mang tính hệ thống dưới dạng APT cuối cùng đã thay thế thực tiễn miễn giảm đặc biệt. Đây là một sự cải thiện rõ ràng từ quan điểm quy hoạch trong một thời gian dài dành cho các nhà phát triển khai thác dầu mỏ của CHLB Nga. Trong năm 2021, APT đã thu được giá trị tiền thuế đạt 13,7 tỷ USD, chiếm 11% tổng thu tiền thuế liên bang về dầu khí. Trong năm 2022, con số này đã tăng lên tới 24,7 tỷ USD (chiếm 15%).

Ai đang giúp Nga duy trì lợi nhuận năng lượng?

Ai đang giúp Nga duy trì lợi nhuận năng lượng?

Những biện pháp trừng phạt đối với dầu khí Nga của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dường như là vô ích. Điều đó đã mang lại nguồn năng lượng giá rẻ bất ngờ cho Trung Quốc, Ấn Độ và làm suy yếu đòn trừng phạt giáng lên Nga.

Tuấn Hùng

Oxford Energy

DMCA.com Protection Status